xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái nghèo và tội ác

Quang Huy

Nông dân ngày càng nghèo hơn, GDP bình quân đầu người ở nông thôn chỉ hơn Campuchia, năng suất lao động của người Việt Nam nằm ở nhóm thấp nhất thế giới... - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố sau khi thực hiện khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam”.

Những thông tin không vui này là chuỗi kéo dài những thông tin tiêu cực xảy ra trong những ngày qua: Ở Vĩnh Long, một phụ nữ lẻn vào phòng bệnh nhân, bị phát hiện đã vung dao đâm thẳng vào mặt bé trai 11 ngày tuổi; tại Quảng Trị, nam thanh niên vào một nhà giàu lấy cắp 50 triệu đồng, bị bắt quả tang liền sát hại cả 2 người trong nhà; ở Quảng Nam, hàng chục trẻ em bị lừa vào Lâm Đồng để bán cho những nơi cần lao động...

Ngoài ra, tại các vùng nông thôn có rất nhiều vụ trọng án như vậy, nghi can đều không phải là tội phạm chuyên nghiệp nhưng mức độ tàn độc và hậu quả gây án đều thảm khốc. Và, quan sát kỹ, sẽ thấy có sợi dây liên hệ rất gần gũi giữa hoàn cảnh của những nghi phạm với kết quả khảo sát mà CIEM vừa công bố.

Sợi dây liên hệ đó chính là cái nghèo. Dĩ nhiên, không hẳn nghèo là đi ăn trộm nhưng một khi mọi kế sinh nhai đều bế tắc, người ta rất dễ hành động sai lầm, kiểu “đói ăn vụng, túng làm càn”. Thêm nữa, khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày càng lớn, nhất là tại các đô thị phát triển, chính cái hố sâu cách biệt này đẩy người nghèo ra xa hơn với các điều kiện sống cơ bản, từ đó nảy sinh mặc cảm tự ti. Khoa học tâm lý đã chứng minh được những người đang mang trên mình nỗi mặc cảm thì dễ có hành động sai trái hơn những người bình thường khác.

Rất dễ thấy sau những thảm án do “tội phạm không chuyên” gây ra, công an đều nhanh chóng tóm được nghi can. Đó mới chỉ là xử lý phần ngọn chứ còn ứng phó, ngăn chặn hành vi phạm pháp từ gốc thì hầu như không thể. Một trong 2 yếu tố gốc rễ để giảm thiểu tội phạm là giáo dục thì đã nói nhiều và đã làm được tương đối bài bản; yếu tố còn lại là giảm nghèo bền vững thì hàng chục năm qua vẫn không giải quyết được một cách căn cơ.

Dân số ở nông thôn đang chiếm 2/3 tổng dân số và lao động trong nông nghiệp chiếm gần 50% tổng lao động cả nước nhưng đóng góp cho GDP của lĩnh vực này chỉ khoảng 20%. Vậy nghĩa là năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, giá trị nông sản cũng thấp kéo theo thu nhập của nhà nông hết sức còm cõi. Đã vậy, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng hạn chế nên sức người không được giải phóng, bị bào mòn dần theo thời gian, đến lúc phải cạn kiệt. Nông sản bế tắc đầu ra và vòng luẩn quẩn trồng cây gì, nuôi con gì cứ “xoay” nông dân như chong chóng thì làm sao mà không nghèo! Biết vậy nhưng bỏ ruộng, treo ao thì biết làm gì?!

Chính sách hỗ trợ nông nghiệp đã có nhiều nhưng không đi vào thực tiễn hoặc rơi vào tình trạng nói nhiều làm ít. Cái nghèo không chỉ đơn giản là thiếu ăn, thiếu mặc, thất mùa này thì chờ vụ sau mà còn dẫn đến nguy cơ tụt hậu và phát sinh hàng loạt hệ lụy khác nghiêm trọng hơn mà rõ nhất là tội phạm gia tăng như chúng ta đã thấy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo