Một người đàn ông đang đốt bó nhang, bên dưới là đống nhang cháy dở của người đi trước để lại.
Dịp rằm tháng giêng, người người nhà nhà lại lên chùa núi Châu Thới - một ngôi chùa rất nổi tiếng để cầu an.
Tận dụng điều này, nhiều tiểu thương lên chùa bán nhang, bán chim phóng sinh, bán vé số và thực phẩm nước uống, ăn xin và trộm cắp cũng tràn về khiến nơi này hỗn loạn như một cái chợ. Khi người trong chùa được cử ra bảo vệ an ninh trật tự cũng vấp phải nhiều phản kháng gay gắt.
Một người phụ nữ tỏ vẻ khó chịu khi không tìm được chỗ cắm nhang và khói hương bay nghi ngút tới mức khó thở.
Với quan niệm đốt càng nhiều nhang, cầu được an lành càng nhiều, khách hành hương cố gắng thắp hết nhiều bó lớn. Thậm chí, khi không còn chỗ thắp nhang, nhiều người cắm nhang khắp khuôn viên chùa hoặc cho cả bó vào lư hương, khiến cả ngôi chùa nghi ngút khói. Tại đây, nhiều khách hành hương còn dán giấy, cột rác lên chuông, cây chùa để cầu an và gửi lại xui rủi.
Dưới đây là chùm ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tại chùa Châu Thới trong dịp rằm tháng Giêng ngày 22-02:
Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở tỉnh Bình Dương. Mỗi dịp rằm nơi đây lại tấp nập người hành hương lên chùa cầu an.
Một bãi giữ xe được lập ra ngay trong chùa với mức giá 5.000 đồng/ lượt
Khi đến chùa, du khách sẽ được tiểu thương chào mua những bó nhang lớn với giá từ 20.000 - 40.000 đồng. Đắt gấp cả chục lần
Mặc dù nội quy của chùa là chỉ đốt 6 cây nhang nhưng ai cũng đốt cả bó nhang khiến cả ngôi chùa nghi ngút khói tới mức khó thở. Phía bên dưới những bệ hương, que nhang được vứt chất đống nằm la liệt.
Những bệ nhang chật kín không còn chỗ để cắm nhang, khói bay khắp chùa
Chậu cây và những khoảng trống xung quanh chùa đều được tận dụng cắm nhang chi chít.
Khi đã không còn chỗ nào để cắm nhang, nhiều người cho các bó lớn vào giữa bệ hương và đốt cháy.
Một đứa trẻ nhìn đống nhang cháy dở của khách hành hương để lại trước cửa chùa.
Sau khi đốt nhang, nhiều người sử dụng những tấm giấy viết tên rồi dán khắp chuông chùa để cầu an.
Những cánh tay tượng phật cũng bị nhét tiền lẻ.
Nhiều đứa trẻ cũng được bố mẹ dạy những nghi thức cầu an.
Những gốc cây trong chùa cũng khốn khổ khi du khách cột rác vào vì quan niệm gửi lại những xui xẻo.
Những chú chim nhỏ với mức giá 10.000 - 20.000 đồng cũng được bày bán tại chùa để khách thập phương phóng sanh. Trong ảnh: Một cậu bé chuẩn bị phóng sanh chú chim được bố mẹ mua lại.
Nhưng những chú chim này đã bị bỏ đói khát không đủ sức bay xa nên lại sà xuống khuôn viên chùa.
Chúng lại bị bắt trở lại lồng để tiếp tục bán. Những chú chim này sẽ yếu dần và chết rũ xương ở trong lồng.
Những người bán nước "gây quỹ từ thiện" ép mua 15.000 đồng/ chai nước khoáng khiến nhiều du khách dở khóc, dở cười.
Bình luận (0)