xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần đồng thuận để cứu sông Đồng Nai

MINH KHANH

Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vẫn chưa có sự đồng thuận cao trong quá trình hoạt động, trong khi dòng sông của hơn 20 triệu dân ngày càng ô nhiễm trầm trọng

Ngày 22-12, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (UBSĐN) đã tổ chức phiên họp thứ 8.

Báo cáo tình hình triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai năm 2014 cho thấy nhiều chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, TSS có xu hướng gia tăng qua các năm và từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. Các chỉ tiêu về hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, thu gom - xử lý chất thải rắn công nghiệp - sinh hoạt - y tế… nhiều địa phương vẫn chưa đạt yêu cầu. Riêng về chỉ tiêu 60% nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý thì 11 địa phương trong lưu vực đều không đạt: ngoài TP HCM thu gom - xử lý được 13%, Lâm Đồng thu gom - xử lý 6% thì  các địa phương còn lại chưa thu gom -  xử lý.

Trong tương lai, các tác nhân gây ô nhiễm sông Đồng Nai có dấu hiệu gia tăng. Ông Lương Văn Ngự, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cho biết chỉ riêng địa phương này hằng năm sử dụng hơn 500.000 tấn phân bón và 3.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật… và  dư lượng các hóa chất này đều đổ vào các hồ chứa, sông suối. “Lâm Đồng chiếm hơn 1/6 diện tích lưu vực sông Đồng Nai và cũng là địa phương đầu nguồn. Nếu không sớm giải quyết các “mối họa” gây ô nhiễm sông Đồng Nai thì chính TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương là 3 địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề nhất” - ông Ngự cảnh báo.

Theo ông Lê Văn Tuấn, đại diện Bộ Xây dựng, chỉ có 15% lượng nước thải sinh hoạt và 45% lượng nước thải công nghiệp trong lưu vực được thu gom, xử lý. “Đến năm 2020, lượng nước thải phát sinh trong toàn lưu vực khoảng 4,5 triệu m3/ngày đêm, đến 2030 lên khoảng 7,3 triệum3/ngày đêm thì sông Đồng Nai không có cách gì chịu nổi!” - ông Tuấn nhận xét.

UBSĐN được thành lập để tăng mối liên hệ, phối hợp giữa các địa phương trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông. Tuy nhiên, sau 7 năm thành lập và hoạt động, theo nhận định của các địa phương thì vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, chưa có tiếng nói chung, chưa có sự đồng thuận trong UBSĐN. Đại diện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng hiệu quả trong công tác bảo vệ sông Đồng Nai thời gian qua mới thấy “mờ mờ” chứ chưa rõ ràng. Nguyên nhân vì chưa có tiếng nói và sự đồng thuận trong lưu vực, cần kiến nghị Chính phủ để UBSĐN hoạt động thiết thực hơn. Đại diện tỉnh Bình Phước đề nghị UBSĐN cần điều phối thật hiệu quả, phân công trách nhiệm từng địa phương thật rõ ràng, đồng thời nên có rà soát, đánh giá lại tất cả các nguồn thải trong lưu vực sông.

Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBSĐN nhiệm kỳ 2013-2014, nhận trách nhiệm nhưng đồng thời cũng cho rằng các địa phương chưa làm hết sức mình!  “Các đồng chí có coi lại và dám mạnh dạn báo cáo với Chính phủ là đã làm hết trách nhiệm, hết công việc của mình không? Nhìn vào cơ cấu tổ chức UBSĐN toàn là lãnh đạo các tỉnh thành, thứ trưởng các bộ ngành thì đâu có yếu nhưng làm việc quá yếu. Bộ máy như thế này thì phó thủ tướng xuống đây cũng vậy thôi!” - ông Cung nhận xét.

 

Chưa bầu được chủ tịch mới

Phiên họp lần này dự kiến sẽ bầu ra chủ tịch UBSĐN nhiệm kỳ 2015-2017, theo kế hoạch, sẽ là lãnh đạo tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết thúc phiên họp vẫn chưa bầu được chủ tịch nhiệm kỳ tiếp theo. Ông Cung cho biết lý do là các ủy viên UBSĐN vắng quá nhiều.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo