icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần làm gì để thực hiện “bốn trụ cột” trong giáo dục?

PGS-TS Đoàn Văn Điện (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM)

Bốn “trụ cột” trong giáo dục của thế kỷ 21 theo thông điệp UNESCO: Học để biết, học để làm, học để sống với cộng đồng, học để tự khẳng định mình, thì giáo dục của chúng ta hiện nay chưa làm được điều đó.

Chương trình, phương pháp giảng dạy đều chưa thể hiện được yêu cầu nêu trên. Chương trình chỉ mới tiếp cận được phần mục tiêu chứ chưa tiếp cận được sự phát triển. Nếu thực sự cầu thị, sẽ nhận thấy rằng bên cạnh số ít năng động, sáng tạo, hầu hết học sinh với lối học thụ động, nhồi nhét, học để đối phó với kỳ thi là chủ yếu, vì vậy không thu nhận được nhiều kiến thức. Góp một tiếng nói vào tiến trình cải tiến chất lượng giáo dục, nhân mùa khai giảng năm học mới, chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS- TS Đoàn Văn Điện.

Tỉ lệ người được học tính trên tổng dân số và tỉ lệ sinh viên trên một vạn dân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nói lên trình độ phát triển kinh tế của một nước vì ngày nay “giáo dục là mũi nhọn của tranh đua, là động lực của sự phát triển” (báo cáo của nhóm Megtrends - 1990). Khi đề cập đến mức độ phát triển của một quốc gia, phải đề cập đến những tỉ lệ này, vì rằng ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Sự chậm chạp của việc phát triển giáo dục

Theo thống kê năm 1993 của Liên Hiệp Quốc, về quy mô giáo dục tính theo sinh viên (SV) trong độ tuổi 18 - 21 ở các nước phát triển cao: 23,4%, phát triển vừa 14% và chậm 5,7%. Tỉ lệ đó ở Pháp trên 35%, Tây Ban Nha trên 25%, Na Uy gần 20%, Thái Lan trên 10%, Việt Nam 4,9%.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 1998, Indonesia: 90 SV/1 vạn dân; Malaysia: 81; Thái Lan: 192; Philippines: 219; Singapore: 246; Việt Nam: 21. Theo thống kê năm 2001, Thái Lan: 216; Việt Nam: 118. Trên cơ sở các số liệu thống kê, nước ta đang ở vị trí dưới cả các nước chậm phát triển (4,9%/5,0%), chưa bằng một nửa Thái Lan và chưa bằng một phần bảy Pháp.

Theo số liệu của chiến lược phát triển giáo dục nước ta đến năm 2010: Đến năm 2005: 140 SV/1 vạn dân, đến năm 2010: 200 SV/1 vạn dân. Con số này cho ta thấy sự ít ỏi và chậm chạp của việc phát triển giáo dục. Về vùng lãnh thổ, hiện tại, sự phân bổ số người có trình độ không đồng đều. Vùng nông - lâm - ngư dưới 4%, các vùng sâu vùng xa hầu như không có. Xem thế, ta thấy bức tranh toàn cảnh về giáo dục nước nhà đang ở sau quá xa

“Tôi thực lòng nghĩ rằng, lẽ ra với tiềm năng của trí tuệ và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, cộng với những nghị quyết đúng đắn của Đảng, nền giáo dục của chúng ta có thể phát triển nhanh hơn, mạnh hơn để đuổi kịp các nước đang phát triển và cả các nước phát triển trong một thời gian ngắn. Thực lòng, tôi chưa hiểu vì sao chúng ta bỏ qua những kinh nghiệm quý báu ngàn đời của cha ông ta và cả những kinh nghiệm tốt của các nước đang đi trước hiện nay?”.

Cải cách triệt để chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên

Cần có những cuộc cải cách triệt để về giáo dục trên các lĩnh vực:

Chương trình giáo dục cần tiếp cận được sự phát triển: tinh giản, thực tế, khối lượng không quá nặng nề; cân đối giữa kiến thức tự nhiên - kỹ thuật và kiến thức nhân văn. Chương trình bậc phổ thông phải tạo cho học sinh có thời giờ học tập và vui chơi một cách cân đối thoải mái, giúp cho khả năng tư duy và năng động, với đại học cần giáo dục cách sống làm người, cách giao tiếp trong cuộc sống. Chương trình tiếp cận được với trình độ chung của thế giới phát triển, đồng thời có yêu cầu mức độ phù hợp cho từng loại trường.

Về phương pháp: Cần giúp cho người học trả lời được câu hỏi “làm thế nào?” thay câu hỏi “tại sao?”. Người dạy có phương pháp giảng dạy chủ động, để từ đó trang bị cho người học phương pháp học tập chủ động. Sử dụng công nghệ thông tin và các trang bị hiện đại cho việc giảng dạy. Phương pháp cần được cải cách ngay từ bậc tiểu học đến trung học và đại học.

Xây dựng đội ngũ người dạy và người quản lý có đủ trình độ chuyên môn và nhân cách thực sự vì sự nghiệp giáo dục, vì người học, vì trí tuệ để có khả năng thực hiện cách mạng triệt để trong phương pháp, trong quản lý, xứng đáng với danh hiệu người thầy giáo.

Đ.V. Đ ( Hà Nội )

các nước đang phát triển quanh vùng, chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới.

Theo tôi, sở dĩ có chuyện như vậy là do mấy nguyên nhân: Chương trình đào tạo thiếu hợp lý, thiếu cân đối trong việc đào tạo con người để tiếp cận với sự phát triển, lại quá cồng kềnh nặng nề; phương pháp giảng dạy thường là phản sư phạm; bệnh thành tích đã trở thành phổ biến và là một bệnh nan y; đầu tư cho giáo dục quá ít ỏi, Nhà nước không đủ khả năng nhưng không mạnh dạn và có chính sách thật sự hỗ trợ cho xã hội hóa giáo dục để có “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”; Đảng đã có nghị quyết nhưng Nhà nước chưa có chính sách cụ thể hóa chủ trương.

Kiến nghị 4 giải pháp

Với ý tưởng cho rằng trong thế kỷ 21 - thế kỷ của nền kinh tế tri thức- quốc gia nào có mặt bằng tri thức cao, có nguồn nhân lực dồi dào với trình độ cao sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế, giáo dục cũng là một thứ hàng hóa cần có sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng. Nhân dân ta rất ham học, mong muốn được học, tự mình có thể góp phần với Nhà nước để học, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho họ được làm điều đó. Đó chính là cơ sở để nâng cao mặt bằng dân trí cho đất nước. Vì vậy, tôi xin được kiến nghị một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Cần mở rộng xã hội hóa giáo dục bằng cách cho mở nhiều trường ngoài công lập hơn nữa để có thể nhanh chóng đào tạo được một nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí và thỏa mãn được nhu cầu học tập chính đáng của người dân.

2. Có thể giảm thiểu số trường công lập ở các đô thị, những nơi mà người dân có mức thu nhập cao để tự họ góp phần vào xã hội hóa giáo dục. Từ đó sẽ có đủ kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng các trường công lập đúng theo chuẩn mực và nhất là xây dựng các trường ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi có mức thu nhập người dân thấp và rất thấp, tạo đủ điều kiện cho con em đến trường với nhà trường đúng chuẩn và đội ngũ thầy cô giáo an tâm hết lòng cho sự nghiệp giáo dục ở những vùng ấy.

3. Bên cạnh việc mở rộng hệ thống ngoài công lập, cần thiết nâng cao khả năng và vị trí các trường công lập (như bỏ hẳn các lớp bán công trong các trường công lập ở bậc phổ thông và hệ B trong các trường đại học), đầu tư thỏa đáng vào việc xây dựng cơ sở vật chất các trường công lập ngang tầm cỡ quốc tế, nhằm để các trường công lập thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo hàng đầu, ngang bằng với trình độ chung của các nước phát triển. Hạn chế dần loại hình dân lập, nhanh chóng và mạnh dạn hình thành loại hình tư thục để có khả năng thực hiện tốt và toàn diện mục tiêu xã hội hóa giáo dục.

4. Cần phân loại các trường: Trường đào tạo tinh hoa (cấp I) cho đất nước; trường đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho đất nước (cấp II); có thể có trường đào tạo nguồn nhân lực cho vùng và cho mặt bằng dân trí (cấp III) nếu cần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo