xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần Thơ: Nông dân bán mía chạy lũ

Thái Nguyên

THỊ TRƯỜNG. - Giá mía rớt xuống chỉ còn 150 - 160 đồng/kg. Nhiều chủ rẫy muốn bán mía giá rẻ cũng không ai mua

Huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ) là địa phương dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về diện tích canh tác mía. Vụ mùa 2001 vừa qua, người trồng mía ở Phụng Hiệp rất đỗi vui sướng khi các nhà máy đường trong khu vực tranh nhau mua mía nguyên liệu, đẩy giá mía lên đến 370 đồng/kg, thấp nhất cũng ở mức 290 đồng/kg. Với mức giá đó, tính ra mỗi hecta người trồng mía thu lời từ 10 triệu - 20 triệu đồng, gấp 4 - 5 lần trồng lúa. Thừa thắng xông lên, năm nay nông dân Phụng Hiệp đưa diện tích trồng mía lên 10.797 ha, trung thành với tập quán canh tác cũ là “một vụ mía, một vụ lúa”. Nhưng năm nay, thời thế đã khác!

Nước lũ đang lên, giá mía đang xuống

Năm nay nước lũ về sớm nhưng các nhà máy đường trong khu vực lại... chạy muộn, khiến cho người trồng mía ở Phụng Hiệp lo sốt vó. Cho đến thời điểm này, mới chỉ có hai nhà máy đường đi vào hoạt động là Phụng Hiệp (từ ngày 15-9) và Vị Thanh (từ 20-9), còn các nhà máy khác trong khu vực vẫn im hơi, lặng tiếng. Thế nhưng, hai nhà máy này cũng chỉ hoạt động cầm chừng, trong khi mực nước lũ nội đồng đang dâng lên từng giờ, các chủ rẫy không thể lưu mía lại lâu hơn được nữa.

Theo ước tính, tổng sản lượng mía của Phụng Hiệp trong niên vụ này lên đến hơn 800.000 tấn. Trong khi đó, công suất của hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh chỉ có thể “ngốn” được tối đa 165.000 tấn trong vòng hai tháng. Khả năng không bán được mía chạy lũ, nên người dân sẵn sàng chấp nhận bán mía với giá 160 đồng/kg, thậm chí 150 đồng/kg cũng chịu luôn.

Các lò đường thủ công được... o bế

Một tập quán cần thay đổi, đó là cách bán sản phẩm của nông dân. Thông thường, người trồng cứ trồng, người mua cứ đợi. Vào vụ thu hoạch, hút hàng thì tranh nhau mua đẩy giá lên cao, ế hàng thì không thèm mua, khiến giá rớt thê thảm. Trong khi hiện nay các nhà máy đường đang tích cực đầu tư giống, vốn cho nông dân sản xuất và cam kết giá mua sản phẩm cho nông dân một cách hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi thì nông dân hầu như vẫn chưa quen với kiểu mua bán này. Nhiều người không chịu tham gia ký kết hợp đồng, khi thấy giá mía trên thị trường tăng cao thì “nổ tưng bừng”, còn khi gặp giá mía xuống thấp lại đổ thừa... “ông Nhà nước”!

Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp - Nguyễn Liên Khoa đã “khăn gói” lên Cần Thơ, nhờ lãnh đạo Công ty Mía đường Cần Thơ tiếp sức kêu gọi các nhà máy đường trong khu vực ÐBSCL giúp tiêu thụ mía thu hoạch chạy lũ cho bà con nông dân.

Ðể tìm “đầu ra” cho lượng mía khổng lồ này, UBND huyện Phụng Hiệp tiếp xúc với trên dưới 100 chủ lò đường thủ công trong địa bàn, yêu cầu họ hoạt động trở lại và cam kết áp dụng mức thuế ưu đãi nhằm đối với họ, miễn sao giúp tiêu thụ hết lượng mía chạy lũ cho bà con nông dân. Về định hướng lâu dài cho vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp, ông Khoa bức xúc: “Tôi đề nghị Chính phủ nên dành khoản đầu tư nhất định về giống, đê bao, thủy lợi... để bà con vùng lũ Phụng Hiệp trồng mía lưu gốc năng suất cao, giảm giá thành, góp phần tạo thế để ngành mía đường nước ta không bị “thua ngay trên sân nhà” khi AFTA có hiệu lực”!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo