Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân VN (7-5), người ta lại nhắc nhiều đến lực lượng đặc công nước với những chiến tích hào hùng. Cùng với những tên tuổi mà mỗi khi nhắc đến địch phải khiếp sợ, như: Mai Năng, Hoàng Kim Nông, Nguyễn Văn Tình, Tống Duy Kiên..., cựu trung tá Tạ Xuân Chính, 62 tuổi, ở Thái Thụy - Thái Bình, cũng có một bộ sưu tập chiến tích lẫy lừng trên biển.
Viết huyết thư xin tòng quân
Lực lượng đặc công hải quân có những chiến công và con người đi vào huyền thoại. Tuy nhiên, “lính về hưu” Tạ Xuân Chính - như ông tự nhận - không cho rằng mình là một phần trong những chiến công huyền thoại của Đoàn 126 đặc công nước Hải quân dù ông vẫn luôn tự hào về những ngày tháng cùng đồng đội chiến đấu quyết tử ở tuyến lửa Bình - Trị - Thiên. Với đồng đội, ông Chính là một người bạn chiến đấu cừ nhất mà họ từng biết, một người truyền cho họ những cảm hứng về lý tưởng và lòng dũng cảm.
Vị trung tá hải quân đã vui thú điền viên này kể: “Năm 1965, khi tôi mới 17 tuổi, từng lớp đàn anh tòng quân ra trận vào các chiến trường miền
Cựu trung tá hải quân Tạ Xuân Chính, người 8 lần đánh chìm tàu địch, cùng vợ xem lại những kỷ niệm một thời hào hùng
Một năm sau ngày ông Chính nhập ngũ, tháng 4-1966, Đoàn 126 đặc công nước Hải quân được thành lập. Khi đó, ông Chính mới tròn 18 tuổi và nhanh chóng được gia nhập đội quân này. Với phẩm chất gan dạ, ông Chính được chọn vào đội đặc nhiệm đánh tàu. Ông Chính kể: “Ở chiến trường Cửa Việt, Đông Hà - nơi tập trung nhiều tàu chiến của giặc nhất, chúng tôi được giao nhiệm vụ phá hủy tàu bè, tiêu hao sinh lực địch để chúng không có cơ hội tiến hành các hoạt động khiêu khích, thăm dò miền Bắc cũng như tiếp viện cho các mặt trận khác”.
Tám lần đánh chìm tàu Mỹ
Trước dàn tàu chiến hiện đại, được trang bị những vũ khí tối tân nhất của quân địch, các chiến sĩ đặc công nước, trong đó có ông Chính, đã nghiên cứu và tìm ra nhiều cách đánh khiến hải quân Mỹ ngụy phải kinh hồn bạt vía. Có những chiến công mà quân địch không thể hình dung ra.
Một trong tám lần đánh chìm tàu địch của ông Chính và là một trong những chiến công lừng lẫy nhất của lực lượng đặc công hải quân là lần tấn công tàu chiến Noxuibi. Con tàu này trọng tải 15.000 tấn, trang bị những loại rada phát hiện người nhái tối tân nhất. Theo miêu tả của chính hải quân Mỹ, tàu chiến này còn phát hiện được từng con cá ở độ sâu 100 m.
Lần ấy, dù là chiến sĩ trẻ nhất trong đội cảm tử của Đoàn 126 nhưng ông Chính vẫn cùng với các đàn anh lặn sâu xuống nước hàng chục giờ, vùi mình trong cát để do thám tàu địch và tìm cách đánh chìm chiếc tàu này.
Có lẽ chỉ có đặc công Hải quân VN mới có cách đánh áp sát mạn tàu như người anh hùng Yết Kiêu thuở trước để lắp đặt những thiết bị nổ phá hủy tàu địch. “Hầu như ai đã tham gia đội đặc nhiệm ấy đều xác định chiến đấu cảm tử. Tôi bị một mảnh lựu đạn của địch găm vào lưng trong một lần chúng phát hiện ra mục tiêu”- ông Chính nhớ lại.
Thiếu tướng Mai Năng, cựu đoàn trưởng Đoàn 126, Tư lệnh Bộ đội Đặc công, nhận xét: “Những chiến sĩ của đội đánh tàu hầu như ai cũng có huân, huy chương đầy mình, nhiều người là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, có tới 8 bằng chứng nhận đánh chìm tàu Mỹ như anh Chính thì không nhiều người có vinh dự đó đâu!”.
Tên con là Hải - Quân!
Đất nước thống nhất, ông Chính cống hiến thêm 10 năm cho lực lượng hải quân rồi mới về hưu. Sau bao năm xa nhà, người lính hải quân này mới thực sự có thời gian dành cho vợ và người thân. Năm 1985, ông Chính chào đón niềm hạnh phúc trời ban đó là hai cậu con trai sinh đôi Tạ Hồng Quân và Tạ Thanh Hải.
Câu chuyện về người anh hùng một thời trong lực lượng hải quân lần đầu tiên chúng tôi nghe được là do Tạ Hồng Quân, sinh viên năm cuối Học viện Hải quân, con trai ông Chính, kể lại. Hồng Quân đang là sĩ quan tập sự làm nhiệm vụ ở Trường Sa trên tàu HQ 636. Đời binh nghiệp hào hùng của ông Chính dường như chưa kết thúc nếu nhìn vào những người con ưu tú của ông.
Tạ Hồng Quân (trái), con dũng sĩ hải quân Tạ Xuân Chính, sắp trở thành một người lính hải quân thực thụ như bố
Cả hai anh em Tạ Thanh Hải - Tạ Hồng Quân đều nối chí cha và đang là những người lính đứng trong hàng ngũ của lực lượng hải quân. Thanh Hải, người anh song sinh của Hồng Quân, sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng đang công tác tại Đoàn 131 công binh Quân chủng Hải quân.
Những năm tung hoành và một đời binh nghiệp đầy ắp chiến công khiến giấc mơ về biển, về một ngày sẽ hoàn thành những việc chưa kịp làm đã khiến ông Chính gần như quyết định ngay lập tức khi vợ sinh đôi. “Tên hai con sẽ là Hải và Quân” - ông hồ hởi nói với vợ. Việc đặt tên con đối với ông Chính cũng giống như cuộc đời ông, nếu không gắn liền với hải quân thì không còn ý nghĩa.
Chiến công của cha, khát vọng của con
Tạ Hồng Quân nhớ lại: “Từ hồi anh em tôi còn bé xíu, mỗi khi nằm bên bố là lại được nghe ông kể về những kỷ niệm và chiến công. Những câu chuyện của bố như một mạch nước ngầm nuôi dưỡng tâm hồn và cả khát vọng của anh em tôi”.
Để đến được với giấc mơ trở thành người lính hải quân, Tạ Hồng Quân đã phải vượt qua nhiều thử thách. Năm đầu tiên thi đại học, trong khi anh trai Thanh Hải đỗ Học viện Quân sự thì Quân cũng trúng tuyển Trường Đại học Giao thông Vận tải nhưng lại thiếu điểm vào Học viện Hải quân.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, Quân hiểu bố mẹ khó có thể cáng đáng được việc học của hai anh em. Học được một học kỳ ở Trường Đại học Giao thông Vận tải, Quân quyết định nghỉ để sang năm thi lại vào Học viện Hải quân. Năm 2004, ước mơ nối nghiệp cha của Quân đã thành sự thật. Ngày có giấy báo trúng tuyển đại học cũng là lúc Quân phải thu xếp đồ đạc để chuẩn bị vào Nha Trang. Đó cũng là ngày mà người cha đã nếm trải bao thử thách trên chiến trường của Quân hạnh phúc đến rơi lệ.
Những năm tháng trong Học viện Hải quân càng làm Quân thương cha và quyết tâm rèn luyện để cống hiến cho đất nước được “bằng một phần nhỏ của cha”. “Bố tôi là bệnh binh 2/3. Ông bị đứt dây chằng cổ chân và dính một vết thương khá nặng ở lưng. Những lúc trái gió trở trời, bố lại lên cơn đau nhức. Những lúc ấy, hai anh em chỉ biết nhìn bố và tự hứa với lòng mình sẽ trở thành một người lính hải quân tốt”- Quân kể.
Quân sắp tốt nghiệp Học viện Hải Quân để trở thành một người sĩ quan hải quân thực thụ. Càng lúc, chàng trai này càng muốn mình được trải nghiệm những gì mà cha mình đã trải qua. Chuyến đi công tác tới DK1 và Trường Sa lần này mới chỉ là chuyến đi biển dài ngày lần thứ hai của Quân nhưng chàng trai trẻ đã ước ao rất nhiều điều trước biển. Quân thổ lộ: “Đầu tiên tôi nghĩ đến bố, sau đó nghĩ tới đất nước. Thế hệ của bố tôi đã chiến đấu và hy sinh. Chúng tôi được thụ hưởng thành quả đó và không được phép quên rằng bất cứ nơi nào trên vùng biển của đất nước ta cũng có thể đã có những người lính ngã xuống”.
Hổ phụ sinh hổ tử, gia- đình- hải- quân ấy có một truyền thống đáng để tự hào. Quân bộc bạch: “Tôi chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình nhưng sau này nếu có con trai, tôi nhất định cũng sẽ hướng cho nó nối nghiệp ông, cha”.
Truyền thống vẻ vang Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đặt vấn đề xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền trên biển. Ngày 7-5-1955, Cục Phòng thủ bờ biển, tiền thân của Hải quân Nhân dân VN, được thành lập. Hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng cùng xưởng sửa chữa tàu X46, Trường Huấn luyện cán bộ - chiến sĩ hải quân là những đơn vị đầu tiên của Hải quân Nhân dân VN. Ngày 2-8-1964, lực lượng hải quân mưu trí, dũng cảm đánh đuổi khu trục Madox, bắn rơi 1 và làm hỏng 1 máy bay của Mỹ; ngày 5-8-1964, bắn rơi 8 máy bay địch, bắt sống giặc lái đầu tiên và được Bác Hồ gửi thư khen. Đó là 2 trong rất nhiều chiến công lẫy lừng của Hải quân VN. Riêng lực lượng đặc công hải quân, với những đơn vị nhỏ, tinh nhuệ, sử dụng vũ khí có uy lực cao, trong 7 năm ở chiến trường Cửa Việt - Đông Hà đã đánh 300 trận, làm chìm, hỏng 336 tàu, xuồng chiến đấu của địch. Trên toàn chiến trường miền |
Bình luận (0)