xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm chạp như tàu hỏa

Nguyễn Ngọc

Dù tuyên bố đổi mới liên tục và quyết liệt nhưng năm nay, vào những ngày này, rất nhiều người vẫn không thể mua được vé tàu Tết.

Tắc nghẽn mạng, hết vé, giá quá cao… luôn là những rào cản khiến hành khách khó tiếp cận với tàu hỏa. Năm nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bán vé điện tử hoàn toàn nhưng buồn cười ở chỗ khi mua thì thanh toán qua mạng nhưng nếu đổi hay trả thì bằng thủ công, tức hành khách phải trực tiếp đem vé và CMND gốc đến nhà ga gần nhất. Quả là sự cải tiến nửa vời!

Hầu như quanh năm ế khách, có mỗi dịp Tết mới đắt nhưng thật kỳ lạ, Tết năm nào vé cũng khan hiếm, người có tiền cũng chịu, không mua được còn bên bán thì dù đã lường trước nhu cầu tăng đột biến song vẫn không có giải pháp nào cải thiện tình hình. Hay là vì độc quyền vận tải đường sắt nên ngành này không lo cạnh tranh, không có động lực làm giàu; thua lỗ thì đã có nhà nước nuôi? Mảng chuyên chở hành khách đã vậy, lĩnh vực vận tải hàng hóa cũng không khá hơn. “Thói hư tật xấu là ở chỗ khách hàng đến phải cầu cạnh, xin toa, cấp tàu... Nhiều năm gần đây, vì chúng ta quấy nhiễu nhiều quá nên các khách hàng lớn của đường sắt bỏ đi hết” - ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, thừa nhận tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của ngành, tổ chức vài ngày trước.

Thế mới hiểu vì sao một tổng công ty cực lớn như Đường sắt Việt Nam mà lợi nhuận cả năm 2015 chỉ 65 tỉ đồng, năm 2016 chỉ “dám” đặt chỉ tiêu 69 tỉ đồng.

Yếu kém cơ bản nhất của đường sắt là giá vé cao, không tương ứng với chất lượng dịch vụ. Cũng tại hội nghị nói trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn phê bình: “Giữ tư duy như hiện nay thì bao giờ đường sắt mới cạnh tranh, phát triển được? Đi tàu mà vé cao hơn đi máy bay thì ai người ta đi!’”.

Sự yếu kém của ngành đường sắt dẫn tới nhiều hệ lụy. Trong lúc giao thông đường bộ đang thiếu an toàn và giao thông thủy nhiều bất tiện còn đường sắt lạc hậu thì cả ba sẽ bị ngành hàng không bỏ xa. Càng vượt lên trên những lĩnh vực kia thì hàng không sẽ mặc sức làm giá mà không sợ cạnh tranh hay mất khách. Hậu quả là người tiêu dùng không có cơ hội được hưởng mức giá vé máy bay có lợi nhất, dịch vụ chất lượng tốt nhất. Môi trường kinh doanh phi cạnh tranh như vậy đi ngược lại quy luật phát triển.

Nói có sách, mách có chứng: Hôm 4-1, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai công tác năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Vietnam Airlines báo cáo năm 2015 tổng doanh thu hợp nhất của hãng là 70.000 tỉ đồng, tăng 129% so với kế hoạch; lợi nhuận công ty mẹ tăng 44% so với kế hoạch đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 1.400 tỉ đồng… Nghe xong, Bộ trưởng Đinh La Thăng “gợi ý”: “Lợi nhuận cao thế thì giảm giá cho bà con nhờ”.

Thế nhưng, có bao giờ thấy Vietnam Airlines giảm giá vé đâu, nhất là giá vé Tết, trong khi tình trạng hủy, hoãn, chậm chuyến vẫn luôn… phổ biến. Đang ở thế vô đối thì “dại” gì giảm giá!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo