xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng khám, chữa bệnh sẽ tăng ?

Ngọc Dung thực hiện

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về một số vấn đề trong việc áp dụng Luật Bảo hiểm Y tế

Phóng viên: Thưa bà, phí tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) tăng từ 120.000 đến 320.000 đồng/người. Mức đóng tăng liệu chất lượng khám chữa bệnh (KCB) có tăng?  

img

- Bà Tống Thị Song Hương: Lo ngại đó là đúng bởi người bệnh quan tâm nhất là chất lượng KCB. Tuy nhiên, không thể đổ đồng mức đóng quyết định đến chất lượng BHYT. Có nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng KCB như thời gian nằm viện dài hay ngắn, người dân có được tiếp cận ngay dịch vụ không, trình độ cán bộ thế nào... Nếu nói mức đóng tăng đẩy được chất lượng KCB lên thì chưa phù hợp. Để làm được điều này đòi hỏi sự xoay chuyển của cả hệ thống, BHYT chỉ là khía cạnh tài chính của y tế mà thôi.


Trước đây, mức đóng 3% cơ bản đã bảo đảm cho một số đối tượng, người bệnh cũng có những chỗ chưa hoặc không hài  lòng. Tuy nhiên, với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,  người mắc các bệnh mãn tính kéo dài thì BHYT không nâng mức đóng họ cũng đã được hưởng rất nhiều từ bảo hiểm rồi.


Chất lượng KCB phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, chất lượng thuốc, vấn đề y đức… Làm thế nào để người bệnh BHYT được đối xử bình đẳng như các hình thức KCB khác?

- Nâng cao chất lượng KCB không chỉ riêng cho bệnh nhân BHYT mà bệnh nhân nói chung. Lâu nay, ngành y tế đã đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng KCB. Gần đây nhất là  “Chương trình KCB làm hài lòng bệnh nhân BHYT”. Tuy nhiên, cái khó là vấn đề chi trả một phần viện phí hiện nay. Đơn cử, một xét nghiệm tính đủ là 50.000 đồng nhưng BHYT mới trả 15.000-20.000 đồng thì không đủ bù đắp chi phí cho cơ sở KCB,  trong khi các bệnh viện phải tự chủ về tài chính và phải bù đắp viện phí thì đó là một áp lực trong việc phải làm thế nào để có nguồn thu.


Quy định mới về việc cùng chi trả theo các mức 5%, 20% với cơ sở KCB được cho là tiếp tục gây khó cho người bệnh và cả bệnh viện, trong khi vốn dĩ BHYT đã bị “kêu” là phiền hà, rắc rối về thủ tục hành chính.

- Thực hiện luật mới sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn nếu đòi hỏi xoay chuyển ngay là khó. Chẳng hạn bây giờ yêu cầu bệnh viện phải tổ chức khu phòng khám thật tốt nhưng cơ sở đang chật hẹp thì rất khó. Tuy nhiên, qua kiểm tra việc triển khai thực hiện Luật BHYT vừa qua, chúng tôi nhận thấy các bệnh viện đã có ý thức chuyển biến như tổ chức học tập, thông báo trên các loa đài, áp phích để người bệnh BHYT biết được quyền lợi họ được hưởng kể từ ngày 1-10... Tuy nhiên, cũng phải nói thêm dù luật được triển khai vào ngày 1-10 nhưng các quy định mới chỉ áp dụng với các đối tượng được cấp thẻ từ ngày 1-10 (thực tế đối tượng này không nhiều).


Nhiều thay đổi có lợi

Theo Bộ Y tế, cả nước đã có 39,2 triệu người tham gia BHYT, trong đó 15,8 triệu người nghèo tham gia BHYT. Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1-10 mở rộng ra 25 nhóm đối tượng, trong đó ngân sách Nhà nước bảo đảm cho người nghèo, trẻ em, người có công, đồng thời hỗ trợ mức đóng BHYT cho các hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Người tham gia BHYT được mở rộng quyền lợi như KCB với kỹ thuật cao, phục hồi chức năng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo