xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chế tài lời hứa

PHAN ĐĂNG

Một trong những hoạt động giám sát tối cao được quan tâm nhất mỗi kỳ họp Quốc hội, chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp trước nghị trường, được bắt đầu từ hôm nay (11-6) với sự “đăng đàn” của 4 vị “tư lệnh” cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

 

Vị bộ trưởng đầu tiên sẽ ngồi lên “ghế nóng” để trả lời chất vấn trực tiếp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII này là bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiếp đó là bộ trưởng Bộ Công Thương, bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và “khóa đuôi” là bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ “chốt” lại phần trả lời chất vấn của các vị bộ trưởng, báo cáo giải trình thêm trước Quốc hội, đồng thời cũng trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu.

Nhìn vào những vấn đề, nhóm vấn đề nổi bật, “nóng” nhất mà các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho tâm tư và nguyện vọng của cử tri cả nước - quan tâm và gửi tới các bộ trưởng có thể thấy hầu hết là những vấn đề không mới, thậm chí có những việc từng được chất vấn ngay từ đầu nhiệm kỳ của bộ trưởng đương nhiệm và cả những người tiền nhiệm. Ví như với “tư lệnh” lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn là xây dựng nông thôn mới hay đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ ngư dân, bảo vệ ngư trường... Những “vấn đề không mới” tương tự cũng được đặt ra với các vị bộ trưởng công thương và giáo dục. Ngay với Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân lần đầu tiên “đăng đàn” trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường, những vấn đề đặt ra với ông cũng từng tồn tại từ lâu, như hiệu quả của nghiên cứu khoa học với sản xuất, tiêu dùng; trách nhiệm của khoa học với nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ doanh nghiệp...

Nói cách khác, nghị trường thường nóng trong mỗi phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra cũng như trách nhiệm của ngành và trực tiếp là trách nhiệm của bộ trưởng đã không được giải quyết rốt ráo, có trường hợp còn quá chậm trễ. Thế nên mới có nhiều vấn đề cứ hết nóng tại phiên chất vấn này tới phiên chất vấn khác song cuối cùng không được giải quyết dứt điểm.

Chính vì tình trạng “chất vấn xong đâu lại vào đấy”, Quốc hội trong vài kỳ họp gần đây đã ra nghị quyết sau mỗi phiên chất vấn để “chốt” lại các vấn đề chất vấn cũng như hứa hẹn, cam kết của bộ trưởng. Song hiệu quả vẫn chưa cao, có thể một phần do việc “chốt” lại chưa cụ thể, rành mạch... phần khác chế tài cũng chưa rõ.

Chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội là hoạt động giám sát tối cao của cơ quan quyền lực cao nhất với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao phó của các thành viên Chính phủ, từ thủ tướng tới các bộ trưởng. Mỗi lần như vậy có thể xem là thước đo với năng lực, trình độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên Chính phủ. Bởi thế, tại mỗi phiên chất vấn, Quốc hội sau khi chất vấn cần yêu cầu thành viên Chính phủ có cam kết rõ ràng với những vấn đề đã chất vấn, đồng thời đặt ra chế tài cụ thể trong trường hợp hứa rồi mà không làm được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo