xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chết yểu vì nhiệt điện than

Thùy Dương

Nhiệt điện than ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con người nên cần thiết phải tính toán lại cơ cấu theo hướng giảm nguồn phát này

Tại hội thảo “Than và nhiệt điện than: Những điều chưa biết” do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) - đại diện cho Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) - tổ chức sáng 29-9 ở Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra nghịch lý: trong bước chuyển mình của năng lượng thế giới từ việc tập trung khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, Việt Nam lại có bước đi trái chiều. Điều đó thể hiện ở Quy hoạch điện VII - đặt mục tiêu tăng tỉ trọng của nhiệt điện than từ 54% (năm 2020) lên 62% (2030).

4.300 người chết/năm

Ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc GreenID, cho biết theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Harvard (Mỹ), số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người/năm. Nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số này có thể tăng lên đến 25.000 người/năm. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ tăng ngày càng cao. Kèm theo đó, chi phí y tế để chăm lo sức khỏe cho người dân cũng tăng.

 

Quá trình đốt than luôn thải ra chất ô nhiễm. Trong ảnh: Khai thác than ở Công ty Than Hà Lầm (Vinacomin). Ảnh: Văn Duẩn
Quá trình đốt than luôn thải ra chất ô nhiễm. Trong ảnh: Khai thác than ở Công ty Than Hà Lầm (Vinacomin). Ảnh: Văn Duẩn

 

Một trong những nguyên nhân khiến nhiệt điện than gây hại cho sức khỏe con người là bởi việc phát triển các nhà máy này sẽ thải ra một lượng tro khổng lồ, đạt khoảng 14,8 triệu tấn/năm từ năm 2020 và tăng lên 29,1 triệu tấn/năm từ năm 2030.

Ở góc độ ảnh hưởng môi trường, nhiệt điện than cũng gây tác động đến nguồn đất và chất lượng mùa màng. Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID, dẫn chứng: “Khảo sát vùng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy nhiệt điện than ảnh hưởng đến nguồn nước dẫn về khu vực dân cư, chất lượng đất thay đổi, dẫn đến khan hiếm nước và ảnh hưởng đến năng suất. Tại tỉnh Trà Vinh, giai đoạn thi công, xe đi xe lại đầy bụi, ảnh hưởng đến sản xuất muối vì làm ra muối nhiễm bụi không bán được”.

Cần cân đối các nguồn điện

Theo bà Ngụy Thị Khanh, để giảm tác hại, đến năm 2030, Quy hoạch điện VII cần cân nhắc giảm ít nhất 30.000-35.0000 MW nhiệt điện than trên cơ sở đầu tư vào sử dụng tiết kiệm và tính toán lại nhu cầu. Đồng thời, cần rà soát, loại bỏ nhà máy nhiệt điện than có khả năng gây tác động lớn và tiêu cực tới môi trường, xã hội và có hiệu quả kinh tế thấp.

Chứng minh cho luận điểm trên, bà Khanh nêu lại nhiều trường hợp trên thế giới phải thay đổi chính sách phát triển năng lượng để giảm bớt ô nhiễm từ nhiệt điện than. Ví dụ, Trung Quốc do ô nhiễm môi trường nặng nề bởi ảnh hưởng của nhiệt điện than nên đã có giải pháp thay đổi cơ cấu năng lượng. Các nước khác ở châu Âu hoặc Mỹ tuy mất hàng chục năm nhưng cũng đã thực hiện thay đổi cơ cấu nguồn điện, ưu tiên cho năng lượng tái tạo.

Tuy vậy, vấn đề được một số diễn giả quan tâm là tại Việt Nam, nguồn thủy điện đang bị khai thác cạn kiệt trong khi nhiệt điện khí giá cao và các nguồn năng lượng tái tạo chưa nhiều, giá thành nhiệt điện than cũng chỉ cao hơn thủy điện. Do đó, nhiệt điện than vẫn cần được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giải đáp, bà Khanh cho rằng nên cân bằng các nguồn điện và khai thác được các nguồn tiềm năng. “Nên xem xét lại nhu cầu phụ tải sát với thực tế và vẫn phải bảo đảm nhu cầu phát triển, vẫn dựa vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra. Mặt khác, quy hoạch ngành điện phải đặt theo quy hoạch tổng thể của ngành năng lượng. Điện dựa vào than nhiều mà than phải nhập sẽ không bảo đảm, cần tính toán lại” - bà Khanh góp ý.

Đồng thời, theo bà Khanh, cần tính toán đầu tư cho tiết kiệm năng lượng sẽ tốt hơn là xây dựng nhà máy nhiệt điện mới vì nó sẽ tác động về môi trường và sức khỏe. Hơn nữa, nếu tính cả phí môi trường, thuế carbon thì giá nhiệt điện than cao hơn nên điện gió và điện mặt trời hoàn toàn có khả năng cạnh tranh về giá với nhiệt điện than.

Nhóm nghiên cứu cho hay báo cáo nêu trên đã tham vấn ý kiến của Viện Năng lượng - Bộ Công Thương. Tuy nhiên, tại buổi công bố, đại diện các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp điện của Việt Nam không có mặt.

 

Việt Nam có thể vượt Mỹ về lượng khí thải than

Bà Shannon Koplitz, đại diện nhóm nghiên cứu của ĐH Harvard, dự báo năm 2030, lượng khí thải than tại Việt Nam có thể vượt Mỹ. “Nếu tất cả nhà máy nhiệt điện than theo quy hoạch đi vào hoạt động thì các chất thải SO2 và NOx tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Các chất thải này đều gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng” - bà lo ngại.

Dự báo, đến năm 2030, ô nhiễm do chất PM2 sẽ khiến khoảng 24.000 người chết tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nồng độ ozone cao quá mức cho phép cũng dẫn đến nguy cơ tử vong cho khoảng 1.400 người. Những khí thải này đều do nhiệt điện than gây ra.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo