icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ số hạnh phúc

Minh Hà

Sau những dư chấn của khủng hoảng tài chính cùng sự đảo lộn của mọi giá trị kinh tế, Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI) đang được nhiều nước trên thế giới đặt ra, thay vì chạy đua tăng trưởng GDP.

Ngay quốc gia có nền công nghiệp lâu đời và nổi tiếng bảo thủ như Anh tuần qua cũng đã công bố soạn thảo kế hoạch đo “chỉ số hạnh phúc” của dân chúng để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Một số quốc gia khác như Pháp, Canada cũng đang xem xét thực hiện biện pháp tương tự.
 
Hạnh phúc là một khái niệm không có tiêu chí cụ thể. Đo hạnh phúc của một người đã khó, huống hồ của một quốc gia. Nhưng HPI đã được bổ sung vào chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên Hiệp Quốc. Nó được đo bằng 3 tiêu chí: Mức độ thỏa mãn cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái. Mặc dù còn nhiều ý kiến xung quanh cách định lượng hạnh phúc song thống kê HPI vẫn có ý nghĩa nhất định, chí ít là giúp các quốc gia nhìn thấy cái giá phải trả đối với môi sinh để phát triển kinh tế và xây dựng chất lượng sống cho người dân. Nó cũng chỉ ra rằng các nước nghèo có thể phát triển bền vững nếu biết khai thác mức độ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
 
Mới đây, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey tại Đông Nam Á đánh giá tăng trưởng kinh tế VN đứng thứ nhì thế giới (sau Trung Quốc). Tỉ lệ đầu tư ở VN cũng được đánh giá là cao nhất thế giới. GDP ở VN tăng trưởng chủ yếu từ đầu tư công nhưng đầu tư ở khu vực này lại đang được xem là hiệu quả thấp nhất. Mặt trái của đầu tư cao nhưng kém hiệu quả sẽ khiến lạm phát gia tăng, đồng nghĩa với túi tiền của người dân hẹp hơn. Vì vậy, hạnh phúc cũng ngắn hơn... Mặt khác, thật khó hạnh phúc trọn vẹn khi cứ mưa là ngập; ra đường là kẹt xe, sụp hố...
 
Theo danh sách những nước hạnh phúc nhất trên thế giới dựa trên khảo sát do Viện Gallup World Poll thực hiện và được Forbes công bố năm 2009, VN đứng nửa cuối (xếp thứ 96, cùng hạng với các nước như Tunisia, Yemen, Zambia và Palestine). Điều này được lý giải bởi tác động của việc khai thác môi trường đang có xu hướng gia tăng ở VN cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, phát thải khí CO2. Theo các chuyên gia, trong tương lai gần, với những dự án khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản thô thì chỉ số “dấu chân sinh thái” chắc chắn sẽ tăng, đồng nghĩa với việc xếp hạng HPI của VN có thể sẽ tụt nhiều bậc.
 
Có thể thấy nhiều tiền không hẳn đã hạnh phúc. GDP cao cũng chưa hẳn đem đến sự hài lòng và chất lượng sống của người dân nếu không chú ý đến sự phát triển bền vững.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo