Một góc của xóm chạy thận
10 năm chưa có Tết
Mỗi cái Tết ghi dấu một kỷ niệm với cô gái là tác giả cuốn sách “khát vọng yêu để sống” Nguyễn Hồng Công. Tết năm ngoái chẳng hạn, chị phải chạy thận đến tận 30 Tết và thậm chí còn không đủ thời gian để bắt chuyến xe cuối cùng về quê ở huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang). Nôn nao về với mái ấm gia đình, Công đã quyết định đi bằng… xe ôm! May sao hôm đó, lại có một người tử tế chịu đưa Công về tận nhà (cách HN hơn 50 km) chỉ với 50 ngàn đồng. Nghĩa cử đó khiến chị cảm thấy cái Tết ấm áp hơn.
Quây quần với nhau cho đỡ buồn
Bây giờ, ở xóm chạy thận đã có cả trăm người- chủ yếu là những người từ tỉnh xa về- nên nhiều người cũng chẳng còn mặc cảm phải đón Tết xa quê. Họ đã coi cái xóm trọ này là ngôi nhà thứ hai, những người dân cùng xóm trọ trở thành những người hàng xóm nên không khí đón Tết ở đây vẫn không khác gì ở nhà. “Cái Tết của chúng tôi ngắn lắm. Khoa Chạy thận nghỉ bốn ngày, đó cũng là bốn ngày nghỉ tết của chúng tôi”- bác Hợi (quê Sơn La) tâm sự.
Họ không gói bánh chưng nhưng cũng có hộp mứt, gói bánh và quà Tết do các bác sĩ, BV hoặc những nhà hảo tâm tặng để ăn Tết. Nhiều người có cả gia đình, hai bố con, hai mẹ con thậm chí cả ba vợ chồng con cái cùng đón Tết xa nhà. “Chúng tôi chỉ không được đi thăm họ hàng, không được quây quần cùng anh chị em như mọi người thôi còn lại Tết nào cũng vui”- anh Hùng, một bệnh nhân chạy thận đang ở cùng vợ và con ở xóm chạy thận nói.
Cũng không phải là không có những người tranh thủ về nhà cùng gia đình một hai ngày rồi lại lên ngay. Nhưng tâm trạng của những bệnh nhân chạy thận khi về quê ăn Tết luôn là thắc thỏm, lo âu vì như Hồng Công tâm sự: “Bố mẹ tôi năm nào cũng động viên con về ăn Tết, nhưng năm nào về tôi đều cầu trời: mong rằng không phải vừa ăn Tết vừa đi cấp cứu!
Bình luận (0)