Theo đó, Chính phủ chính thức đồng ý bổ sung xây dựng hầm đèo Cù Mông vào dự án hầm đường bộ đèo Cả trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Riêng việc chuyển đổi nguồn vốn BT sang trái phiếu chính phủ của dự án hầm đường bộ qua đèo Cả, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tính toán và so sánh cụ thể các phương án, đề xuất phương án tối ưu để Chính phủ xem xét và quyết định.
Kinh phí xây dựng hầm đèo Cù Mông dựa trên vốn tiết kiệm khi xây dựng hầm đèo Cả
Bộ GTVT từng có đề xuất việc xây dựng hầm đèo Cù Mông. Theo đề xuất này, hầm đèo Cù Mông nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên với quy mô 2 ống hầm cho 4 làn xe, chiều dài toàn tuyến gần 6,5 km, đường dẫn dài hơn 4 km, hầm đèo dài gần 2,5 km. Tổng mức đầu tư cả dự án dự kiến hơn 4.900 tỉ đồng. Số tiền đầu tư này là nguồn tiết kiệm khi triển khai dự án hầm đường bộ qua đèo Cả.
Bộ GTVT cho biết việc xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù Mông sẽ giảm tai nạn và rút ngắn thời gian khoảng 45 phút so với khi qua đèo.
Bình luận (0)