xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính phủ không cứu nhà giàu!

TÔ HÀ

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Vũ Đức Đam khi nói về các giải pháp phá băng bất động sản. Ông cũng cho biết nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 29-1, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định các giải pháp phá băng bất động sản (BĐS) đã được Chính phủ thảo luận rất kỹ, ra nghị quyết và các giải pháp cụ thể sẽ được ban hành trong thời gian tới.
 
img
Theo Chính phủ, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, giải phóng hàng tồn kho là để nền kinh tế phát triển
Ảnh: TẤN THẠNH

Tạo điều kiện để dân mua nhà

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS trong khi 80% doanh nghiệp (DN) kinh doanh BĐS báo lãi trong năm 2012, có phải Chính phủ đang cứu nhà giàu - Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết trước khi ra nghị quyết này, Thường trực Chính phủ đã yêu cầu thống kê, rà soát số liệu thị trường và làm việc rất kỹ với các ngân hàng, địa phương để làm căn cứ đưa ra giải pháp.
 
img
 
Đặc điểm của thị trường BĐS Việt Nam là có nhiều dự án dở dang mà tiến độ dự án gắn liền với đầu ra của ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Hơn nữa, người dân có nhu cầu mua nhà riêng thay vì đi thuê nhà. Do đó, tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS, giải phóng hàng tồn kho không phải là cứu nhà giàu mà là để nền kinh tế phát triển.
 
Trong chính sách này, Chính phủ nhất quán chủ trương ưu tiên hàng đầu cho người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp trước đây không có khả năng mua nhà trong thời điểm giá BĐS cao nay có cơ hội để tiếp cận. Như vậy, người có thu nhập trung bình được thụ hưởng nhiều hơn là người giàu. Đồng thời cũng là cơ hội để các dự án giảm tải trường học, bệnh viện được đẩy nhanh tiến độ.
 
Về điều hành kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định tăng trưởng của ngành công nghiệp tuy đã nhích lên nhưng chưa thấy xu hướng tăng nhanh trở lại. Trong khi đó, lạm phát tháng 1 tăng 1,25% là tín hiệu cảnh báo phải hết sức thận trọng.
 
Đáng lưu ý là tái xuất hiện tình trạng lạm phát tháng tăng cao do 10 địa phương đồng loạt tăng giá dịch vụ y tế. Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, chỉ đạo điều hành sát thực tiễn, linh hoạt và đặc biệt chấp hành chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Giải quyết vụ nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỉ đồng

Vấn đề nhà thầu Nhật Bản yêu cầu bồi thường 200 tỉ đồng do chậm bàn giao mặt bằng dự án cầu Nhật Tân và việc chạy công chức ở Hà Nội giá 100 triệu đồng cũng được báo giới đặt ra tại cuộc họp báo.

 Về dự án cầu Nhật Tân, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định: “Đây là  việc đáng tiếc, không chỉ nhà thầu đòi bồi thường mà người dân cũng có đơn thư khiếu nại đền bù đất đai chưa thỏa đáng. Thủ tướng đã giao Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội phối hợp giải quyết, bảo đảm đúng tiến độ dự án. Khi trực tiếp gặp dân mới thấy nhiều trường hợp éo le nhưng đất nước không thể không phát triển, không làm cầu, không xây dựng nhà máy”.
 
Bộ trưởng cho biết bên cạnh việc chờ sửa Luật Đất đai, quá trình thực hiện phải làm đúng, kết hợp với tuyên truyền vận động để người dân hợp tác. Riêng việc chạy công chức ở Hà Nội, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết Thủ tướng không có chỉ đạo riêng nhưng tinh thần chung là ở đâu có tiêu cực thì phải lên án, đấu tranh và nghiêm trị.
 

Không thanh tra lại sai phạm đất đai ở Đà Nẵng

Liên quan đến việc Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận về một số sai phạm trong quản lý đất đai tại TP Đã Nẵng và đề nghị thu hồi hơn 3.400 tỉ đồng thất thoát, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng thanh tra tại Đà Nẵng là một trong nhiều cuộc thanh tra được tiến hành hằng năm. Năm 2012, 24 cuộc thanh tra có kết luận và công bố được 20, còn lại một số nội dung liên quan tới an ninh quốc phòng hoặc thanh tra cần làm rõ tiếp. “Điều đó cho thấy việc thanh tra về quản lý, sử dụng đất tại TP Đà Nẵng là bình thường, việc công bố là bình thường, theo quy định pháp luật” - ông Đam nói. Theo ông Đam, sau khi báo chí phản ánh về phản ứng của UBND Đà Nẵng, Chính phủ đã yêu cầu Thanh tra báo cáo. Theo Luật Thanh tra, nghị định hướng dẫn thi hành, không có khái niệm “phúc tra”, chỉ có khái niệm là “thanh tra lại”. “Nhưng thanh tra lại chỉ tiến hành với thanh tra bộ, tỉnh. Còn với Thanh tra Chính phủ thì không có khái niệm thanh tra lại” - ông Đam khẳng định.

Cũng theo ông Đam, đối với quá trình thực hiện kết luận sau thanh tra, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho UBND TP Đà Nẵng, các bộ Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Công an. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có vấn đề cần xem xét lại thì báo cáo Thủ tướng.
T.Dũng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo