Với cách giải quyết trên, tất cả 3 hộ dân đều không đồng tình, với lý do: Thứ nhất, khi giải tỏa làm đường Trần Quang Khải, ban quản lý dự án chỉ giải tỏa trắng phần làm đường. Số đất còn lại sau giải tỏa không nằm trong diện giải tỏa trắng. Cụ thể, bà Kim Em còn lại là 29,30 m2; bà Lê Thị Xinh: 13,6 m2; bà Trần Thị Hai: 134,34 m2. Thế nhưng tại buổi làm việc, chính quyền địa phương không hề đề cập đến phương án đền bù phần đất này. Thứ hai, các hộ dân muốn ở lại trên phần đất đã bị cưỡng chế để giữ đất và tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên cấp Trung ương. Đặc biệt, điều mà các hộ dân và nhiều người khác thắc mắc là tại sao phần đất vừa bị cưỡng chế của 5 hộ dân còn đang tranh chấp, thế nhưng chủ nhân của những căn nhà phía sau đã ngang nhiên phá hủy hiện trạng để xây dựng thành nhà mặt tiền!?
Về câu hỏi vì sao quận không can thiệp vào việc chủ nhân của những căn nhà phía sau đã tự ý xây dựng trái phép trên phần đất còn đang tranh chấp cũng như phương án đền bù đối với phần đất còn lại sau giải tỏa của các hộ dân, ông Bùi Hữu Nhơn cho rằng thẩm quyền giải quyết thuộc UBND TP Cần Thơ.
Một nguồn tin cho biết những căn nhà nằm xung quanh khu vực 5 hộ dân là của một số quan chức cấp quận và TP, do họ hoặc con cháu họ đứng tên. Riêng những căn nhà tự ý xây dựng lấn chiếm sang phần đất của dân đang trong giai đoạn tranh chấp là của một số “đại gia” có máu mặt ở TP.
Dư luận xã hội đặt câu hỏi: Phải chăng vì lý do này mà chính quyền địa phương không tiến hành thêm một bước phúc tra để đo đạc lại phần đất của 5 hộ dân và đất của các cá nhân, tập thể ở phía sau để công bố rộng rãi cho dân biết?
Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Phạm Phước Như: Sẽ tiếp tục thuyết phục dân
P. Công |
Bình luận (0)