*Phóng viên: Ông nghĩ sao khi cứ đến mùa lễ hội đầu năm là chúng ta phải phiền lòng với những căn bệnh kinh niên như bán hàng rong đeo bám khách, chặt chém về giá cả, bói toán, cờ bạc…?
Ảnh: THIÊN THÀNH
*Thưa ông, vì sao tình trạng trên vẫn cứ tái diễn hết năm này sang năm khác?
- Cái khó nhất là chưa có quy định để xử phạt những hành vi không đẹp như người dân đến với lễ hội, di tích thường cài giắt tiền lên tay tượng Phật, quăng tiền xuống giếng... Bên cạnh đó, khi thấy người dân vận chuyển hay sản xuất đồ mã, mặc dù biết những thứ này sẽ được đưa vào di tích để thờ cúng rồi đốt trong đó nhưng chúng tôi vẫn không làm gì được vì chưa có chế tài nào xử phạt việc sản xuất và vận chuyển loại hàng này.
*Sau một số lễ hội đã khai mạc như hội chùa Hương, chùa Bái Đính..., nhiều người lo ngại tình trạng biến tướng sẽ tái diễn tại hội Lim (Bắc Ninh) vào ngày 13-1 âm lịch (ngày 22-2) sắp tới?
- Các ý kiến nêu lên chỉ mang tính cá nhân và Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chưa đủ cơ sở để khẳng định có biến tướng hay không ở hội Lim.
*Ăn xin vẫn tiếp tục diễn ra, tình trạng này được xử lý như thế nào, thưa ông?
“Chặt chém” du khách vào Đền Trần Lễ hội Khai ấn và phát ấn Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định - Nam Định) chưa chính thức diễn ra nhưng ngay từ những ngày đầu Xuân Quý Tỵ 2013, đã có tới hàng ngàn khách hành hương tấp nập đổ về. Điều gây bức xúc cho du khách là phí trông giữ phương tiện quá cao. Theo bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, quy định mức phí là 3.000 đồng/xe máy và 20.000/ô tô nhưng du khách đã phải trả 10.000 đồng/xe máy và 30.000 đồng/ô tô. Theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, việc thu phí xe máy chỉ thông qua một tấm bìa cứng (được đánh số và ép plastic) chứ không phải phiếu thu hay biên lai theo quy định. Điều bất cập nữa là ở trước cổng ngoài Đền Trần luôn có hàng chục phụ nữ mời chào du khách đổi tiền lẻ, gây lộn xộn và thiếu mỹ quan. Du khách đổi tiền lẻ chỉ được thu về 70% hoặc 80%, tùy từng loại mệnh giá.
T.Bình |
Bình luận (0)