xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chú lùn đi khắp muôn nơi

Bài và ảnh: Nam Phương

Không tự ti về hình dáng của mình, chú lùn Đinh Văn Phú đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để trở thành hướng dẫn viên giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế...

Sinh ra trong một gia đình có mẹ là thương binh nặng, bố từng tham gia chiến đấu nhiều năm ở chiến trường, từ nhỏ, ông Đinh Văn Phú (SN 1956, ngụ 24C Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã phải chịu nhiều thiệt thòi.
img
Ông Đinh Văn Phú muốn đi khắp muôn nơi bằng chút hiểu biết của mình
 
Tự học tiếng Anh
 
Cả nhà có 6 anh chị em nhưng không ai bị tàn tật như Đinh Văn Phú, khi tốt nghiệp THPT, ông chỉ cao bằng đứa trẻ lên 6.
 
Sức khỏe  yếu, người thấp bé so với các bạn cùng trang lứa nên khi đi học, ông thường bị bạn bè trêu chọc, xô ngã...
 
Tốt nghiệp phổ thông, Phú ao ước vào đại học nhưng mọi hy vọng đều bị dập tắt chỉ vì cổng trường đại học lúc bấy giờ không tha thiết với những sinh viên tàn tật như ông. Thất vọng tràn trề, ông quay về con phố Hàng Cót sống lầm lũi.
 
Thế rồi, ông nghĩ chẳng lẽ mình cứ sống mãi như thế, phải kiếm một nghề để không phụ thuộc vào những người thân trong gia đình. Ông quyết định làm chân thư ký cho một xưởng sản xuất tăm tre của những người tàn tật với lời tự nhủ ở đó cũng có những người cùng cảnh ngộ như mình.
 
Thế nhưng, làm thư ký cho xưởng được ít hôm thì công việc không được như mong đợi nên ông bỏ xưởng về nhà. Lúc đó đang là thời kỳ đất nước mở cửa, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông nên ông nghĩ tới việc học tiếng Anh để giao tiếp và giới thiệu về Việt Nam với bạn bè quốc tế.
 
Quyết là làm, ông mua sách tiếng Anh về nhà tự học và mở một quán bán nước chè trên vỉa hè để thuận tiện cho việc giao tiếp với người nước ngoài. Biết chuyện, nhiều người đã động viên ông rất nhiều.
 
Tiếng lành đồn xa, tin chú lùn vừa bán nước vừa tự học tiếng Anh đến tai cô giáo Nguyễn Thị Thái,  giảng viên khoa Hóa  ĐH Quốc gia Hà Nội. Cô Thái đã tìm đến quán nước động viên Phú đến nhà cô học và cử cậu con trai tuần hai buổi đến quán nước chở Phú đến lớp.
 
Lúc đầu, Phú vào lớp với tâm trạng vừa học vừa lo. Lo vì sợ không theo kịp được bài giảng rồi lại phụ công cô giáo. Nhưng rồi bằng ý chí và sở thích ngoại ngữ của mình, Phú tiếp thu bài khá nhanh.
 
“Nhiều lúc tôi mặc cảm, nghĩ mình chỉ như hạt thóc lép bỏ đi và muốn buông xuôi tất cả. Nhưng thương bố mẹ nên tôi quyết tâm đi học để thấy được mặt trời của ngày mai” – Phú tâm sự.
 
Một hướng dẫn viên tận tụy
 
Đinh Văn Phú bảo trở thành hướng dẫn viên chỉ vì sở thích học tiếng Anh. Làm hướng dẫn viên, ông được tiếp xúc với những người có vốn tiếng Anh phong phú, đây là điều rất quan trọng cho người học ngoại ngữ. Khách của ông là những người nước ngoài muốn tìm hiểu đất nước Việt Nam.
 
“Họ rất nhiệt tình và nhiều kiến thức. Tôi học ở họ rất nhiều” – ông chia sẻ. Giờ đây, khi hỏi về những nhà hàng nổi tiếng, những món ăn đặc sản của đất Hà thành, Đinh Văn Phú có thể giới thiệu hàng giờ về nó.
 
 Ông bảo: “Hà thành có một kho tàng văn hóa  ẩm thực phong phú như phở, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng... Nhưng khách nước ngoài ấn tượng nhất vẫn là phở.
 
Tôi rất ngạc nhiên khi nghe ông kể mình đã từng chinh phục đỉnh Fansipan. Ông cho biết lên đến đỉnh Fansipan thì dường như một nửa ước nguyện “đi khắp muôn nơi” đã thành hiện thực.
 
Lần đi ấy trời rét căm căm, những người đi cùng đoàn biết ông không chịu được lạnh nên đã cởi áo, bỏ mũ, đưa găng tay cho ông và cùng nắm tay ông khám phá đỉnh núi.
 
Qua mỗi chuyến đi, không chỉ vốn ngoại ngữ được nâng lên rất nhiều mà ông còn hiểu hơn về cuộc sống và con người trên những vùng miền khác nhau của Tổ quốc.
 
Những người bạn nước ngoài gắn bó sau mỗi hành trình, khi phải chia tay ông đều để lại ảnh, địa chỉ và... nước mắt.
 
 Với người hướng dẫn bình thường, việc dẫn khách lên vùng núi để vào các thôn bản đã rất vất vả nhưng với Phú, công việc này còn vất vả ngàn lần. Ông kể: “Trên đường đi, nhiều lúc khách phải bế tôi qua suối và cõng tôi trên những chặng đường hiểm trở”.
 
Theo ông, nghề hướng dẫn viên được đi đây đi đó, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mọi miền, tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên thế giới, ở khách sạn “nhiều sao”.
 
Bù lại, trong công việc, hướng dẫn viên cũng phải căng mình ra, vận động liên tục để truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh đến các du khách một cách sống động nhất.
 
Văn phòng riêng cho những người bạn
 
Đinh Văn Phú cho biết muốn trở thành một giáo viên tiếng Anh để có thể dạy tiếng Anh cho những người có số phận kém may mắn như ông. “Họ cũng như tôi, cũng muốn tìm đến một chân trời mới nhưng chưa có ai chắp cánh. Tôi sẽ dùng kiến thức vốn có của mình để giúp họ biến một phần ước mơ thành hiện thực” – ông bộc bạch. Theo ông, nếu có điều kiện, ông sẽ thành lập một văn phòng dành riêng cho những người lùn trên cả nước. 
 
Trước cửa căn nhà chưa đến chục mét vuông trên đường Hàng Cót, Đinh Văn Phú mở một quán nước với cái tên rất ấn tượng: “Đi khắp muôn nơi”. Ông tâm sự: “Tôi muốn đi khắp muôn nơi bằng chính hiểu biết của mình”. Cho đến giờ, Đinh Văn Phú vẫn đang bước tiếp trên nẻo đường dài dù đích đến chỉ giản đơn là một cuộc sống bình dị.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo