xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ quyền - một trong các mục tiêu đối ngoại

Thế Dũng ghi

Ông Phạm Bình Minh đã khẳng định như vậy tại hành lang Quốc hội ngay sau khi được phê chuẩn chức vụ phó thủ tướng

Phóng viên: Ông có thể cho biết chương trình hành động của mình trên cương vị mới?

- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đây là trách nhiệm mới, vừa là vinh dự vì được Đảng, nhà nước, Quốc hội tin cậy giao cho chức vụ này để giúp Thủ tướng trong việc theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế của Việt Nam. Công việc đối ngoại là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nước, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020 cơ bản thành nước hiện đại.
img
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Công việc trong thời gian tới chắc chắn sẽ nhiều, đòi hỏi cao để đưa vai trò, vị thế của Việt Nam tăng lên trên trường quốc tế cũng như đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh biển Đông vẫn đang có nhiều căng thẳng, ở trọng trách mới, ông xác định nhiệm vụ của mình thế nào?

- Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước, là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta. Vì thế, ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới để bảo đảm chủ quyền được trọn vẹn.

Trên biển Đông thì chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Quyền chủ quyền với thềm lục địa. Ngoại giao làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông. Thực tế là có đóng góp của công tác đối ngoại để duy trì chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta ở biển Đông. Hiện nay, ở khu vực biển Đông, chúng ta đang cùng các nước ASEAN thực hiện các Tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Điều đó là để duy trì sự ổn định ở biển Đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta với thềm lục địa.

Năm nay, Việt Nam có dấu ấn rõ rệt trong lĩnh vực ngoại giao khi đã có 14 nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Những năm tiếp theo, chiến lược phát triển xây dựng quan hệ ngoại giao ra sao, nhất là với các nước trong ASEAN?

- Từ năm 2011 trở lại đây, chúng ta đã thực hiện việc đưa chiến lược Việt Nam tới các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn có vị thế quan trọng đi vào xây dựng khuôn khổ các chiến lược đối tác toàn diện. Đến năm 2013, đã xây dựng được 14 đối tác chiến lược và có thể nói, với tất cả các nước lớn trên thế giới, chúng ta đã xây dựng được khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Điều đó thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam và chính sách của chúng ta làm bạn với tất cả các nước. Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta đã xây dựng được các nước trong cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đồng thời có quan hệ đặc biệt với Lào, xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Campuchia và vừa qua xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trong thời gian tới, có thể nói Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có xây dựng đối tác chiến lược với các nước thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Còn với các nước trên thế giới, hiện chúng ta cũng đang xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với không chỉ các nước lớn mà những nước có vai trò quan trọng ở các khu vực khác như các nước ở châu Mỹ, châu Phi...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo