icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND

Đức Minh

CHÍNH TRỊ.- Ngày 20-3, Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Ủy ban Nhân dân (UBND) tiếp tục ngày làm việc thứ hai với nhiều ý kiến đóng góp xây dựng dự án Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Bầu cử đại biểu HĐND. Theo đánh giá của các đại biểu, hai dự án luật này đã sát với thực tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ ràng

Luật hiện hành quy định “UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND”. Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy nhiều nơi khuyết chức danh chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ với nhiều lý do khác nhau, cần được tiến hành bầu bổ sung. Việc bầu bổ sung thường khó khăn khi phải tổ chức hội nghị HĐND đột xuất.

Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc VN Phạm Thế Duyệt:

Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền có trách nhiệm với dân

Việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở mấy năm qua tuy đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, song kết quả thực hiện chưa vững chắc, chưa thường xuyên, liên tục, chưa làm đồng đều giữa các địa phương, khu vực. Đề nghị HĐND, UBND các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận để xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền biết tôn viên của Mặt trận để xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền biết tôn

M.Đức ghi

Rất cần thiết bỏ phiếu tín nhiệm

Ông Đinh Văn Cương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam – cho rằng: “Trường hợp khuyết chức danh chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ thì chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có thể bổ nhiệm chủ tịch UBND cấp dưới. Thủ tướng Chính phủ được bổ nhiệm chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND”.

Quy định mới về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND bầu được các đại biểu tán đồng. Ông Hồ Xuân Mãn- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế- khẳng định: “Hiện nay, những quy định về trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền chưa được rõ. Từ đó dẫn đến việc những người này do vô tình hay cố ý làm sai các quy định của pháp luật. Vì vậy việc bỏ phiếu tín nhiệm là rất cần thiết, có thể tiến hành hàng năm hoặc ít nhất hai năm một lần. Nếu ai không được tín nhiệm thì cần thay thế ngay để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy luôn trong sạch, vững mạnh”.

Không để tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Theo đánh giá chung thì hoạt động giám sát của HĐND các cấp hiện vẫn còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả không cao và làm mất lòng tin đối với người dân. Ông Mãn nêu một thực tế: “Ở Thừa Thiên- Huế, HĐND có 46 người thì chỉ có 3 người là đại biểu chuyên trách. Lúc bình thường không sao nhưng khi cần thì không tìm đâu ra người để cử đến những “điểm nóng”. Như vậy là hoạt động giám sát trở thành hình thức”. Các đại biểu cũng tán đồng ý kiến của ông Huỳnh Trí Thắng -  đại biểu tỉnh Đồng Nai: “Cần tăng số lượng đại biểu ở HĐND các cấp vì dân số VN những năm qua đã tăng lên nhiều. Điều quan trọng hơn là cần giảm số đại biểu là lãnh đạo các ban, ngành trong địa phương bởi nếu chính những đại biểu này lại đi giám sát hoạt động của ngành do mình phụ trách thì có khác gì “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ngay cả khi giám sát ngành khác thì những mối quan hệ cá nhân cũng sẽ làm cho kết quả giám sát không khách quan”.

289.038 đơn thư gửi đến HĐND các cấp

Theo báo cáo của 44 tỉnh, thành phố, từ đầu nhiệm kỳ (1999) đến nay, HĐND các cấp đã nhận được 289.038 đơn thư, khiếu nại, tố cáo, trong đó cấp tỉnh nhận được 33.126 đơn, cấp huyện 79.135 đơn và cấp xã là 176.687 đơn. Tỉ lệ đơn thư được giải quyết ở cấp tỉnh là 76,39%, cấp huyện là 85,73% và cấp xã là 85,58%.

Tăng số lượng phó chủ tịch UBND

Một trong những tiêu chuẩn của đại biểu HĐND là “có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ...”. Ông Thào Xuân Sùng-Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La- cho rằng: “Tiêu chuẩn đầu tiên của đại biểu HĐND là phải có trình độ văn hóa. Vì vậy cần quy định rõ trình độ của đại biểu ít nhất phải là ở mức nào, không nên nói chung chung như vậy”. Về số lượng các phó chủ tịch HĐND và UBND, các đại biểu tán thành với việc tăng thêm số lượng để giúp việc cho chủ tịch hiệu quả hơn. Phó chủ tịch UBND cấp xã cần có 2 người, cấp huyện 3 người và cấp tỉnh là 4 người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo