Dự thảo luật không giao cho chủ tịch HĐND được ban hành văn bản QPPL. Trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh, UBND sẽ ban hành quyết định, chỉ thị với trình tự “rút gọn”. Trên thực tế, trường hợp khẩn cấp, đột xuất cần xử lý ngay lập tức mà theo thủ tục thông thường lấy ý kiến của thành viên UBND sẽ chậm trễ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, có thành viên đồng ý nhưng đề nghị sửa một vài nội dung hay số người nhất trí không quá 50%...
“Cần giao cho chủ tịch UBND tỉnh được ban hành văn bản QPPL. Đồng thời, quy trách nhiệm cho chủ tịch UBND đối với nội dung trong các văn bản này”, đại biểu Dương Ngọc Ngưu đề xuất. Đại biểu Nguyễn Thạc Nhượng (Bắc Ninh) cũng cho rằng cần thiết giao quyền ban hành văn bản QPPL cho chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, hình thức văn bản là “chỉ thị” để đốc thúc xử lý trường hợp khẩn cấp, mà không bao gồm cả quyết định. Đa số ý kiến các đại biểu nhất trí giao thẩm quyền ban hành văn bản QPPL cho HĐND và UBND ở cả 3 cấp. Theo ông Ngưu, cần phân cấp rõ ràng, hạn chế ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND huyện, xã. Đại biểu Nguyễn Hữu Đồng (Nam Định) nhất trí giao cho cơ quan tư pháp thẩm định quyết định, chỉ thị của UBND để xem xét văn bản có nội dung gì mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản hiện hành.
Bình luận (0)