xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa chọn được phương án

THẾ DŨNG

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Dự án Luật Phòng chống tham nhũng quy định về xử lý tham nhũng chưa có biện pháp mạnh, thiếu tính răn đe khi chế tài cao nhất là buộc thôi chức, buộc thôi việc”

Ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã họp cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi (gọi tắt là dự luật PCTN).

Nhiều ý kiến khác nhau

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày 3 phương án quy định Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (gọi tắt là BCĐ) trong dự luật. Phương án 1: BCĐ trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động PCTN trong phạm vi cả nước và Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực. Phương án 2: Chỉ quy định trách nhiệm của BCĐ trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động PCTN trên phạm vi cả nước và giao Ủy ban TVQH quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của BCĐ. Phương án 3 là không có quy định về BCĐ trong dự thảo luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện nêu ý kiến: Phương án 1 không phù hợp với tiền lệ quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật của QH không thể quy định tổ chức, hoạt động, chức năng của cơ quan Đảng. Phương án 2 lại đề xuất giao Ủy ban TVQH quy định tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của BCĐ Trung ương về PCTN do Tổng Bí thư đứng đầu cũng không có căn cứ.
 
Chỉ còn phương án 3 là không quy định tổ chức, hoạt động của BCĐ. Tuy nhiên, sau đó, ông Hiện giải thích: “BCĐ là một ban của Đảng, trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Không tổ chức ban chỉ đạo cấp tỉnh, TP về PCTN mà tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác PCTN và có trách nhiệm phối hợp với BCĐ Trung ương khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Bộ Chính trị xem xét, quyết định cụ thể việc lập ban nội chính ở các tỉnh ủy, thành ủy. Do vậy, theo Ủy ban Tư pháp, việc thành lập BCĐ trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN và tổ chức, hoạt động của BCĐ sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng là phù hợp.
img
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày 3 phương án thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho rằng PCTN không chỉ trong Đảng mà trong toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước. Vì thế trong luật cần có quy định về BCĐ và nên chọn phương án 2. Còn Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhìn nhận phương án 3 là hay nhất. “Việc quy định thành lập BCĐ thế này là thể hiện quyết tâm PCTN rất cao của Đảng và cũng thể hiện rằng Đảng tôn trọng pháp luật, không đứng trên luật” – bà Ngân nói.

Về vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu dự luật quy định thế nào để không thấy “mất” BCĐ. Tuy nhiên, ông Hùng cũng bày tỏ sự lấn cấn về mô hình của BCĐ vì ban này chỉ mang tính chỉ đạo chứ không phải thực thi cụ thể, phía dưới còn các cơ quan nội chính thực thi. Bên cạnh đó, Chủ tịch QH cũng cho rằng dự thảo luật chưa tập trung làm rõ được hoạt động của các cơ quan PCTN như thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, các cơ quan công tố, xét xử, cơ quan giám sát của QH,  HĐND các cấp.

Thiếu tính răn đe

Điều 52 dự luật PCTN nêu rõ: Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi thường xuyên làm việc, công tác và nơi cư trú của cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên nhằm mục đích để cơ quan, tổ chức hoặc cộng đồng dân cư tại nơi cư trú giám sát tính trung thực trong việc kê khai để ngăn ngừa, phát hiện tham nhũng. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhìn nhận với điều kiện thực tế hiện nay, chỉ nên công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai tại nơi thường xuyên làm việc, công tác để đơn vị giám sát, kiểm tra.
 
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Ksor Phước cho rằng mở rộng đối tượng kê khai tài sản đến vợ, con, cha mẹ đối tượng là không khả thi mà phải có biện pháp kiểm tra, xác minh tính trung thực của việc kê khai.  “Dù có dán bảng kê khai ở cơ quan, nơi cư trú… thì cũng vậy. Vấn đề là phải kiểm soát được thu nhập mới giải quyết được gốc tham nhũng” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nói thẳng. 

Phân tích tính khả thi của dự luật PCTN, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nhìn nhận: Dự luật quy định về xử lý tham nhũng chỉ có 4 điều nhưng không có biện pháp gì mạnh, thiếu tính răn đe khi chế tài cao nhất cũng là “buộc thôi chức, buộc thôi việc. Trong khi không ít người có suy nghĩ hy sinh đời bố củng cố đời con”.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: “Đối với dự luật này thấy cái gì tồn tại, cần làm tốt hơn thì mới làm. Cái nào chưa chín, không khả thi thì từ từ, không vội phải đưa vào ngay. Cái nào chưa rõ hậu quả pháp lý, quy trình thủ tục, thẩm quyền xem xét của nó thì cũng chưa phải sửa vội”.

Trái Luật Báo chí

Khoản 4 điều 101 dự luật PCTN quy định: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Trước đề xuất này, Ủy ban Tư pháp nhận thấy điều 7 Luật Báo chí và Bộ Quy tắc nghề nghiệp báo chí của thế giới thì bảo vệ nguồn tin là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người làm báo. Do đó, Ủy ban Tư pháp cho rằng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh tùy tiện trong việc yêu cầu báo chí, phóng viên cung cấp thông tin về tham nhũng thì cần quy định ngay trong dự án luật về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin cũng như những loại thông tin, tài liệu mà báo chí, phóng viên có nghĩa vụ phải cung cấp khi có yêu cầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý khẳng định dự luật PCTN quy định như vậy là trái Luật Báo chí.
Báo cáo chưa nêu địa chỉ trách nhiệm

Cùng ngày, Ủy ban TVQH đã nghe và cho ý kiến báo cáo giám sát kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân với các quyết định hành chính về đất đai.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Nguyễn Kim Khoa nhận xét: KNTC về đất đai không giảm, thậm chí còn gia tăng (từ năm 2003-2010, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý 1.219.625 đơn thư KNTC), nhất là khiếu nại đông người vì có những quyết định hành chính ban ra đúng theo quy định nhưng chưa phù hợp nên dân vẫn tiếp tục khiếu kiện.
 
“Với tỉ lệ sai từ các quyết định hành chính là rất nghiêm trọng” - ông Khoa nói và đưa ra cảnh báo: nguyên nhân các quyết định hành chính sai bắt nguồn từ chính tiêu cực, tham nhũng và cấp trên bao che dẫn đến dân bức xúc.  Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nói thẳng: “Báo cáo chưa lột tả được chỗ nào sai phạm, trung ương hay tỉnh, huyện; sai ở thu hồi, hỗ trợ hay cưỡng chế, cần chỉ rõ ra. Sai như vậy thì trách nhiệm thế nào?”. 

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết luận: “Quyết định hành chính của Nhà nước dù chỉ sai một phần cũng phải coi là sai. Luật sai chỗ nào thì phải sửa sớm. Giám sát phải tìm ra địa chỉ, vạch mặt chỉ tên và đề ra giải pháp thì mới là giám sát”.
B.Trân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo