xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa nên thông qua Luật BHXH

Văn Duẩn - Nguyễn Quyết - Tô Hà

ĐB Đặng Ngọc Tùng kiến nghị QH chưa thông qua Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi khi chỉ ra sự bất bình đẳng trong việc xem nhẹ quyền lợi của người lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Phạm Thị Hải Chuyền vào sáng 19-11, ĐB Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi còn có sự bất bình đẳng khi ưu tiên người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực nhà nước, xem nhẹ quyền lợi của NLĐ làm việc trong khu vực ngoài nhà nước.

NLĐ bị bắt làm con tin

Theo ông Tùng, NLĐ khi lĩnh lương coi như đã đóng xong BHXH và chủ doanh nghiệp (DN) không nộp cho cơ quan BHXH thì đó là trách nhiệm của chủ DN, tại sao NLĐ không được hưởng chế độ vì lý do mà cơ quan BHXH đưa ra là DN chưa đóng BHXH? “Tại sao NLĐ lại bị bắt làm con tin như vậy? Trong dự thảo có khắc phục được tình trạng này không? Tôi đọc không thấy điều nào khắc phục tình trạng này hết” - ông Tùng bức xúc.

Ông Tùng thẳng thắn đề nghị: “Tôi kiến nghị Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chưa cho thông qua Luật BHXH sửa đổi vào ngày 20-11 khi mà dự thảo đang còn sự bất công này. Tôi đề nghị Chủ tịch QH chỉ đạo các cơ quan chức năng sửa lại theo hướng mọi NLĐ tham gia BHXH thì phải được hưởng quyền lợi như nhau, không phân biệt trong hay ngoài nhà nước”.

 

Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) bày tỏ bức xúc về tình trạng lao động nước ngoài không có tay nghề 
tràn vào Việt Nam Ảnh: HOÀNG NGỌC
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) bày tỏ bức xúc về tình trạng lao động nước ngoài không có tay nghề tràn vào Việt Nam Ảnh: HOÀNG NGỌC

 

Chủ tịch QH bày tỏ đồng tình: “Những kiến nghị của ĐB, nếu thấy hợp lý và xác đáng thì Ban Soạn thảo, Ủy ban Thường vụ QH và cơ quan thẩm tra nghiên cứu tiếp thu chỉnh lý để báo cáo với QH trong kỳ họp này” - Chủ tịch QH nói.

Tiếp tục truy vấn về nợ đọng BHXH hàng ngàn tỉ đồng, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nêu giải pháp khắc phục để chấm dứt tình trạng này. Bà Chuyền cho biết tổng số nợ đọng bảo hiểm là 12.000 tỉ đồng và có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc DN cố tình hoặc thực sự khó khăn. Vì thế, chấm dứt hẳn thì khó. Ngoài ra, chế tài xử phạt việc chậm đóng, trốn đóng BHXH còn nhẹ nên DN cố tình để nợ còn hơn là đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, nếu Luật BHXH sửa đổi thông qua thì sẽ cơ bản được giải quyết.

Tăng lương chưa tương xứng

ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nhận định sau 2 lần trì hoãn, quyết định tăng lương đã được QH thông qua song vẫn cho thấy không giải quyết được vấn đề cơ bản là bảo đảm cuộc sống tối thiểu của NLĐ. Dù ngân sách đã dành 11.000 tỉ đồng nhưng “chưa làm mát hơn cuộc sống của người có thu nhập thấp trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay”.

Bà Chuyền thẳng thắn thừa nhận tiền lương so với nhu cầu sống tối thiểu mới đạt trên 60%, lần nâng lương này cũng chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương. Lẽ ra, theo lộ trình thì giai đoạn 2015-2016, tiền lương phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ nhưng do điều kiện kinh tế và khả năng ngân sách nên đã phải giãn lộ trình. Năm nay, do khả năng ngân sách, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đã nêu nếu tăng lương thì không có nguồn nhưng do yêu cầu, bất cập trong lương thực tế giữa cán bộ, viên chức nhà nước và lương tối thiểu vùng phân theo khu vực DN nên dù khó khăn vẫn quyết định tăng lương cho CNVC có thu nhập thấp và nhóm đối tượng người có công.

“Đây mới là giải pháp chứ chưa phải là quyết định căn cơ” - bà Chuyền thừa nhận.

Trước bức xúc của ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) và ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) về tình trạng lao động trong nước thiếu việc làm nhưng lao động nước ngoài không có tay nghề lại tràn vào Việt Nam, bà Chuyền thừa nhận ngoài lao động có chuyên môn, kỹ thuật thì đúng là vẫn còn hiện tượng lao động nước ngoài không phép vào Việt Nam. Số lao động không có tay nghề chủ yếu là lao động Trung Quốc, vào làm việc qua con đường du lịch.

Để giải quyết tình trạng này, bà Chuyền cho biết Bộ LĐ-TB-XH đã ký kết với ngành công an kiểm tra các đối tượng này để xử lý trục xuất theo quy định; yêu cầu các chủ sử dụng lao động phải công bố tuyển dụng lao động rộng rãi. Việc lao động nước ngoài có vào được hay không là do ngành công an. Quản lý trực tiếp lao động cũng như cấp phép lao động được giao cho chính quyền địa phương thực hiện. 

 

Mong thông cảm vì đường hỏng

Tiếp tục trả lời chất vấn vào sáng 19-11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho biết tại dự án Quốc lộ 51 mà các ĐBQH phản ánh hư hỏng nhiều, nhà đầu tư được lựa chọn nhà thầu, tự thiết kế, thi công, phê duyệt và sự can thiệp của cơ quan nhà nước rất ít. Tuy nhiên, các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) cũng phải được nhà nước quản lý chặt chẽ như các dự án đầu tư từ trái phiếu hoặc ngân sách. Từ dự án Quốc lộ 51, Bộ GTVT đã rút ra những kinh nghiệm, trong đó có việc quy định thời gian bảo hành tại dự án BOT gấp đôi trước đây (từ 2 năm lên 4 năm).

“Chúng tôi đã cố gắng kiểm soát nhưng một số ít dự án sau khi đưa vào sử dụng vẫn có hư hỏng thì mong ĐB chia sẻ, thông cảm. Số ít dự án còn sự cố nọ, sự cố kia nhưng quy định bảo hành được nâng lên 4 năm thì chi phí sửa chữa, nhà thầu phải chịu trách nhiệm hết. Chúng tôi đã quy định trước khi hết thời gian bảo hành 3 tháng sẽ có một đoàn đi kiểm tra hiện trường, nếu phát hiện dấu hiệu hư hỏng trong thời gian ngắn thì sẽ bắt chủ đầu tư xử lý hết rồi mới được coi là hết thời hạn bảo hành” - ông  Thăng nói.Th.Kha

 

Bộ trưởng ngồi thử nghiệm tàu ngầm “Made in Vietnam”

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết vừa qua có 3 địa chỉ mà dư luận quan tâm là tàu ngầm của ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), tàu ngầm của ông Phan Bội Trân (TP HCM) và tàu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học và doanh nhân thuộc Tập đoàn Vinashin. Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn thường xuyên hỗ trợ cho sáng kiến của người dân, rất nhiều nông dân có sản phẩm đã được ứng dụng rộng rãi, trở thành những DN thành đạt. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tàu ngầm cũng như máy bay, đây là những phương tiện ở mức độ thấp là phương tiện giao thông, ở mức độ cao có thể coi là phương tiện liên quan đến an ninh, quốc phòng nên việc chế tạo, thử nghiệm, sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Nói riêng về tàu ngầm Hòa Bình, ông Quân cho hay đã ngồi trong tàu lặn trong quá trình chạy thử nghiệm ở Cam Ranh (Khánh Hòa), có nhiều thông số còn tốt hơn cả so với thiết kế; tàu có giá thành chưa tới 1,5 triệu USD trong khi tàu lặn mua của nước ngoài đều có giá từ 5-7 triệu USD. N.Quyết - V.Duẩn

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo