xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa thật sự ưu đãi lao động nữ

P. Dương - L. Cường - M. Nam

Hầu hết các ý kiến đều đồng tình đưa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp vào luật . Cán bộ xã, phường phải được đưa vào diện thực hiện BHXH bắt buộc...

Tôi đề nghị bỏ quy định “Lao động nữ nghỉ việc hưởng lương hưu với điều kiện tuổi nghỉ hưu trên 55 tuổi thì mức lương hưu được tính đối với nữ cũng giống như nam”. Đây là cách tính toán phản khoa học, làm thiệt thòi đến quyền lợi của lao động nữ!”. Phát biểu của đại biểu (ĐB) Đặng Ngọc Tùng (TPHCM) được nhiều ĐB khác tán thành trong ngày 19-5, Quốc hội (QH) thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Càng làm nhiều, càng bị thiệt thòi

ĐB Đặng Ngọc Tùng phân tích: “Nhiều lao động nữ sau khi lo học hành, lo sinh con, đến 30 tuổi mới đi làm, sau 25 năm (đúng 55 tuổi) được nghỉ hưu theo quy định này. Khi nghỉ hưu họ được lãnh 75% của tiền lương hưu. Nhưng nếu do nhu cầu công việc họ kéo dài thời gian lên, không phải 55 tuổi mà 57 tuổi chẳng hạn, với cách tính như dự thảo luật thì mức hưởng trợ cấp hưu trí của lao động nữ giảm chỉ còn có 69%. Như vậy là bất hợp lý và không công bằng. Tại sao người làm việc nhiều hơn, đóng BHXH nhiều hơn lại lãnh lương hưu ít hơn? Hay chúng ta muốn ép lao động nữ phải về hưu năm 55 tuổi chứ không được làm thêm? Chúng ta bảo là ưu tiên phụ nữ, nhưng với quy định này không khác gì ép họ đúng 55 năm tuổi là phải nghỉ đi, vì nếu làm thêm đến 57, 58 tuổi thì sẽ không được hưởng 75% lương nữa, mà sẽ bị giảm...”.

ĐB Huỳnh Thị Hường (Quảng Nam) cho rằng quy định như dự thảo là không hợp lý. Nếu lao động nam đóng BHXH 30 năm, 15 năm đầu được hưởng 45% mức lương bình quân, 15 năm sau, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được cộng thêm 2% tiền lương, tức là họ được hưởng 75% theo đúng quy định. Còn lao động nữ 15 năm đầu được 45%, còn 15 năm tiếp theo, cứ mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 3% tiền lương thì tổng cộng phải là 90% tiền lương chứ không phải chỉ có 75%. ĐB Huỳnh Thị Hường cho rằng đây là sự ưu tiên “ảo” và đề nghị nên quy định nếu lao động nữ đóng BHXH trên 25 năm thì được hưởng từ 80% - 85% mức lương bình quân. Như vậy mới đúng là ưu tiên.

Chế tài doanh nghiệp trốn đóng BHXH

Hầu hết ý kiến của ĐBQH đều cho rằng, việc quy định tất cả các loại hình và chế độ BHXH là một bước cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và Nghị quyết của Đảng, từng bước mở rộng các đối tượng tham gia BHXH, góp phần đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tự nguyện tuy là loại hình mới, nhưng đã được quy định tại Bộ Luật Lao động (Điều 140, Điều 141). ĐB Nguyễn Kim Cúc (tỉnh Long An) đề nghị nên thực hiện BHXH bắt buộc cho cán bộ bán chuyên trách đang làm việc ở xã, phường, thị trấn. “Nếu chúng ta chậm thực hiện thì việc tuyển dụng cán bộ có năng lực vào làm việc tại cơ sở, nhất là xã, phường, thị trấn rất khó khăn và đây cũng là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị trong nhiều năm sau này”.

Một vấn đề khác được nhiều ĐB quan tâm là tình trạng trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp. Các ý kiến đề nghị: Phải kiên quyết thực hiện việc trích xuất từ tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH. Nếu doanh nghiệp nào cố tình chây ỳ, ngân hàng tự động trừ vào tài khoản trên số tiền mà họ phải đóng BHXH cho người lao động. Có như vậy, chủ doanh nghiệp mới không thể trốn đóng BHXH được.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề xã hội của Quốc hội:

Ủng hộ xây dựng quỹ trợ cấp thất nghiệp

Phải xác định trước hết đây là chính sách rất nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Thực tế cuộc sống cho thấy, trong điều kiện hiện nay người lao động rất dễ mất việc làm. Vì vậy, việc người lao động tốn 1% tiền lương, người sử dụng lao động 1%, Nhà nước 1% để có 3% trên tổng quỹ lương dành cho những trường hợp bất khả kháng đối với người lao động, tôi cho là khả thi.

Các ĐBQH nên ủng hộ việc xây dựng quỹ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Những quy định cụ thể, chi tiết nên để Chính phủ làm sau khi luật đi vào cuộc sống, không nên băn khoăn, do dự khi chúng ta chưa ban hành. Không vì có nhiều nước trên thế giới chưa làm mà mình không làm, không phải cái gì cũng đợi họ làm trước mình mới làm theo. Đây là bảo đảm tối thiểu để lo cho người lao động khi bị mất việc làm.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang):

Lấy tiền từ Quỹ BHXH trả lương cho bộ máy quản lý quỹ này là vô lý!

Bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý BHXH cũng là một đơn vị hành chính sự nghiệp, họ là công chức Nhà nước, do đó thu nhập không thể lấy từ nguồn tiền do người lao động đóng góp mà phải từ ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc lấy 3% từ Quỹ BHXH để tăng lương cho cán bộ công chức làm công tác quản lý quỹ này là không đúng đạo lý. Trong khi đó, lương của cán bộ công chức làm công tác này thường cao gấp đôi lương của cán bộ công chức ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Nếu không chấn chỉnh kịp những bất hợp lý trên, tôi sợ bộ máy quản lý BHXH sẽ phình ra, vì ai cũng muốn vào đây làm.

Nam - Cường

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo