Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP HCM trả lời chất vấn của đại biểu kỳ họp HĐND TP, sáng 10-7
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, nói nhiều nội dung trả lời chưa sâu, chưa rõ nên đề nghị các giám đốc sở trả lời bằng văn bản để đại biểu trả lời thắc mắc của cử tri.
Thu hồi là thu hồi về chủ trương để thực hiện tiếp các dự án, để người dân được tiếp tục thực hiện các quyền của mình chứ nhà nước không thu hồi đất về cho nhà nước.
"Khi chưa triển khai quyết định thu hồi đất thì quyền lợi của người dân vẫn được tiếp tục được thực hiện. Chủ tịch UBND TP 24 quận huyện nếu không thực thi chủ trương này sẽ bị kỷ luật"-ông Tín khẳng định.
Ông Tín cho biết tình hình giao thông hiện nay phức tạp do dân số gia tăng, đặc biệt là gia tăng nhanh ở khu vực nội thành cũ, vì vậy cần nâng cấp mở rộng để phục vụ đời sống người dân. Sở kiến trúc đã trình dự án cho UBND TP xem xét. Theo đề án TP thống nhất là hạn chế mở rộng những đường ở khu vực nội thành cũ, tập trung đầu tư xây dựng ở các quận, huyện ngoại thành, các khu dân cư mới, khu đô thị vệ tinh....Sở đã công bố các tuyến đường không mở rộng lộ giới đưa lên mạng, công bố rộng rãi nhưng nhiều người dân vẫn chưa nắm được.
"Đây là do khâu tổ chức có vấn đề. Vì không phải ai đọc bản quy hoạch trên mạng cũng hiểu, chỗ nào quy hoạch chỗ nào không. Họ chỉ quan tâm là khu đất mình có quy hoạch hay không, sắp tới như thế nào. "- ông Tín thừa nhận TP đã thiếu sót trong việc thông tin, giải thích rõ cho người dân biết và đề nghị các sở quan tâm.
Đối với một số vấn đề còn hạn chế, ông Tín nhận khuyết điểm và hứa sẽ chỉ đạo quyết liệt các sở ngành. Phó chủ tịch UBND TP cũng rất mong các đại biểu đồng hành cùng UBND giám sát, phát hiện các vấn đề còn khúc mắc, để kịp thời chấn chỉnh.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, tại buổi chất vấn kỳ họp HĐND sáng 10-7
Kết thúc phiên chất vấn, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM, nhận xét: TP đã phê duyệt quy hoạch, nhưng một số quy hoạch khó thực hiện, tính khả thi thấp theo ý kiến của cử tri. Sở Quy hoạch Kiến trúc và quận huyện phải rà soát lại một cách công tâm nếu không khả thi phải điều chỉnh và phải công bố công khai cho người dân được rõ.
Ngoài ra, bà Tâm cũng yêu cầu các sở rà soát lại công tác cấp giấy trong lĩnh vực đất đai, nhà ở. "Tuy nói là trên 98% người dân được cấp giấy nhưng phải xem xét lại để tháo gỡ những trường hợp vướng mắc cho người dân. Những trường hợp vướng luật phải kiến nghị lên Chính phủ chứ không phải để treo hoài nhưng vậy"- bà Tâm đặt vấn đề.
Về bô rác hở, bà Tâm thấy việc thực hiện chỉ đạo UBND TP của quận huyện chưa nghiêm, đồng bộ, vẫn còn nhiều phàn nàn.
Đại biểu Nguyễn Văn Lâm chất vấn về những dự án chậm triển khai
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung hỏi: Chúng ta có lực lượng cảnh sát môi trường, thanh tra chuyên về môi trường vậy năm qua đã xử lý bao nhiêu trường hợp về ô nhiễm môi trường ? Riêng đại biểu Huỳnh Công Hùng quan tâm đến số phận của Công ty Hào Dương đã từng gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và không khắc phục. "Việc xử lý đối với công ty này đến nay ra sao?"-ông Hùng nhắc lại chuyện cũ mà nhiều người dân cũng thắc mắc.
Giám đốc Sở Xây dựng, ông Trần Trọng Tuấn cho biết đối với các dự án xây dựng nhà ở chậm triển khai, sở sẽ đề xuất với UBND TP thu hồi dự án, các quyền và lợi ích của người dân sẽ thực hiện theo pháp luật của nhà nước; đối với các dự án có "trục trặc" sẽ gia hạn thời gian thực hiện dự án đến 31-12-2013 nếu các dự án này xong phần giải phóng mặt bằng , quy hoạch. Sau thời hạn 31-12-2013 những dự án được gia hạn vẫn chưa thực hiện sở sẽ tham mưu UBND TP thu hồi dự án trên cơ sở xem xét quyền lợi hài hòa của người dân và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà cũng muốn UBND quận 12 trả lời cụ thể vì UBND TP đã chỉ đạo rồi, giờ thực hiện như thế nào? “Việc này làm tôi liên hệ đến vụ Công ty Hào Dương, mình đã rút ra kinh nghiệm gì”- ông Lê Mạnh Hà hỏi.
Đại diện UBND quận 12 cho biết, tháng 4-2014 UBND TP có giao cho quận 12 lập danh sách các cơ sở ô nhiễm trước tháng 6-2014; chủ trì mời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lên tiếp xúc, vận động nếu tiếp tục vi phạm sẽ phạt nặng, có thể tịch thu giấy phép vĩnh viễn. Những việc này chúng tôi đã làm xong.
Đại diện UBND quận 12 cũng thông tin đã tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm của chính quyền đối với dân nên từ 45 doanh nghiệp gây ô nhiễm hiện giảm xuống còn 25 DN. Đa số các DN này có hệ thống xử lý khói và chất thải nhưng công nghệ hạn chế nên không đảm bảo môi trường cho cuộc sống người dân. Biện pháp hiệu quả nhất là di dời lên KCN ở Tây Ninh và quận cũng đang phối hợp với tỉnh Tây Ninh để di dời các DN, đã triển khai xong với các doanh nghiệp.
Không đồng ý với ý kiến của quận 12, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: “Tôi chưa hình dung ra cái xong ở đây”. Đại diện UBND quận 12 nói: “Xong ở đây là tất cả các chủ DN đều biết sự kiên quyết thực hiện của chính quyền, nếu không thực hiện có thể sẽ bị tịch thu giấy phép vĩnh viễn”.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường trả lời chất vấn của các đại biểu, sáng 10-7
Đại biểu Nguyễn Văn Lâm cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhân dân quận 12 phản ánh ô nhiễm nhiều ở khu phố 4, 5, phường Đông Hưng Thuận. Bên cạnh các doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải thì cũng có nhiều doanh nghiệp không quan tâm điều này nhất là doanh nghiệp dệt vải, giấy. Nước thải có nhiều màu, hôi; nước xả xuống sông Tham Lương có bọt. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xả bụi nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân. “Chừng nào giải quyết và giải quyết như thế nào?”- đại biểu Nguyễn Văn Lâm đặt vấn đề.
Đại biểu Lâm điểm danh còn 3 bệnh viện công lập chưa có hệ thống xử lý nước thải ý tế. “3 bệnh viện này năm 2013 đã bị điểm tên, năm nay lại bị tiếp, vậy là thế nào. Xin hỏi thẳng là khi nào chúng ta xử lý xong cái này”- đại biểu Nguyễn Văn Lâm bức xúc.
Trả lời chất vấn của đại biểu ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường cho biết: đúng như chất vấn của đại biểu, hiện tại TP còn 3 BV công lập trực thuộc các BV trung ương chưa có hệ thống nước thải y tế, hiện sở đã kiểm tra dự án hệ thống nước thải ở 3 bệnh viện này và các bệnh viện này hứa đến quý 2 sẽ thực hiện.
Về nước thải tại KCN Trảng Bàng: Sở đã lập tổ kiểm tra liên ngành với tỉnh bạn, đã đo đạc quan trắc và có bảng số liệu, các số liệu này an toàn.
Đồng ý với ý kiến của các đại biểu bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch HĐND TP cũng thắc mắc về những quy định để kiểm tra những cơ sở sản xuất nhỏ nằm trong các khu dân cư làm ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Trí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc cũng tham gia trả lời chất vấn của các đại biểu
Ông Huỳnh Thanh Nhân, Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cũng góp ý về ô nhiễm môi trường tại quận Thủ Đức
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xả bụi nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân. “Chừng nào giải quyết và giải quyết như thế nào”- đại biểu Nguyễn Văn Lâm đặt vấn đề. Trả lời, ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM nói sở đã tăng cường thanh tra, xử lý nóng.
Cũng bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường, đại biểu Võ Văn Tân phản ánh tình trạng Công ty phân bón Sinh Hóa ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. “UBND TP đã có chỉ đạo xử lý nhưng đến nay vẫn chưa thế kết quả. Một là di dời số hộ dân tổ 33, 34 đi hoặc dời công ty. Cái này phải nói rõ cho dân biết, chứ cứ để hoài vậy là không có được”- ông Tân gay gắt.
Trả lời chất vấn của đại biểu Võ Văn Tân, ông Đào Anh Kiệt lúng túng: “Sở vẫn chưa nắm chắc. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc này và có trả lời sau”.
Không thỏa mãn với câu trả lời của giám đốc sở, đại biểu Võ Văn Tân tiếp tục xoay: "Giám đốc sở nói đã kiểm tra và có bảng quan trắc, chỉ số an toàn gì đó tôi không biết chỉ số đó là như thế nào, nhưng người dân vẫn phản ánh là nước thải xuống kênh Thầy Cai vẫn đen, vẫn hôi thối. Vậy sở có biện pháp gì khắc phục?"
Ông Kiệt cho biết đã ký kết văn bản với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra KCN Trảng bàng. "Có lẽ một số doanh nghiệp xả thải lén. Chúng tôi sẽ kiểm tra và đề xuất xử lý các doanh nghiệp này"- ông Kiệt cho biết.
Đại biểu Trần Văn Thiện cho biết với cử tri quận Gò Vấp quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở luôn là nỗi bức xúc của người dân. "Theo giám đốc sở, đánh giá chủ quan về mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về việc cấp và làm thủ tục liên quan đến các quyền này như thế nào. Sở có biết về tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân? Trong năm 2013 và 6 tháng 2014 có bao nhiêu cán bộ bị xử lý vì nhũng nhiễu dân?"
Bình luận (0)