xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuẩn bị nhân lực điều hành metro

Thành Đồng

Khoảng 1.000 kỹ sư, chuyên viên sẽ được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để vận hành, khai thác và bảo dưỡng tuyến đường sắt metro số 1

Để chuẩn bị nguồn lực và điều kiện kỹ thuật cần thiết nhằm đủ sức tiếp nhận và vận hành, khai thác an toàn tuyến đường sắt đô thị TP HCM, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, cho biết đang tham mưu UBND TP thành lập công ty quản lý khai thác vận hành đường sắt. Trước mắt, trình UBND TP việc thành lập công ty để khai thác vận hành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Đội ngũ chuyên môn cao

Theo ông Huỳnh, đường sắt đô thị là loại hình vận tải khối lượng lớn với nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại lần đầu được sử dụng tại Việt Nam, đòi hỏi phải có chuyên môn cao nhằm đáp ứng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giao thông hiện đại. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo nhân viên ngay trong khoảng thời gian xây dựng công trình. Những công nghệ bình thường có thể tiến hành đào tạo nhân viên kỹ thuật tại chỗ; còn đối với những công nghệ, kỹ thuật hiện đại thì phải đào tạo ngay tại nơi chế tạo và nơi khai thác, vận hành.

“Hiện dự án được UBND TP đặc biệt quan tâm chỉ đạo để hoàn thành đúng tiến độ. Do đó, việc thành lập công ty nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực là việc làm rất cần thiết” - ông Huỳnh nhấn mạnh.

 

Thi công tuyến metro số 1Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thi công tuyến metro số 1Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Cũng theo ông Huỳnh, có khoảng 1.000 quản lý, kỹ sư kỹ thuật, chuyên viên… được đưa đi đào tạo tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Ban Quản lý Đường sắt đô thị cũng đã đề xuất một chương trình đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao với các trường đại học, cao đẳng nghề, như: Đại học GTVT TP HCM, Đại học Bách khoa TP HCM, Cao đẳng Nghề đường sắt Dĩ An... Những trường này sẽ liên kết nhau để đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này.

Ngoài ra, sẽ có một số chuyên gia Nhật Bản giúp tư vấn, giám sát, vận hành tuyến metro số 1 trong thời gian đầu. Sau khi giải quyết được nguồn nhân lực ban đầu cho tuyến metro số 1 sẽ tiến hành đào tạo đại trà với quy mô lên đến hàng ngàn vị trí, từ chuyên gia kỹ thuật đến công nhân để chuẩn bị đủ nguồn nhân lực điều hành tổng thể toàn tuyến đường sắt. Đây là nguồn nhân lực chủ chốt có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hành, quản lý, bảo quản và khai thác an toàn, hiệu quả cho toàn tuyến đường sắt ở TP HCM và cả nước trong tương lai.

Bảo đảm tiến độ thi công

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 gồm 5 gói thầu. Hiện gói thầu 1a (xây dựng một phần đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến Nhà hát TP) đang được liên doanh tư vấn NJPT thực hiện công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật, hoàn thiện dự toán và thẩm định từng phần hồ sơ mời thầu. Dự kiến gói thầu này sẽ tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2014 và triển khai vào quý III/2015.

Gói thầu 1b (xây dựng một phần đoạn ngầm từ Nhà hát TP đến nhà ga Ba Son) hiện đã ký hợp đồng với nhà thầu liên doanh Shimizu - Maeda, thời gian thi công dự kiến trong vòng 54 tháng. Hiện nhà thầu này đang triển khai thi công trước nhà ga Nhà hát TP, khảo sát công trình, môi trường, đào thăm dò, thi công cống thoát nước nhằm bảo đảm đồng bộ với dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ.

Về gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot) đã ký hợp đồng với nhà thầu liên doanh Simitomo - Cienco 6 và thi công đại trà từ cuối tháng 4-2013, đạt khoảng 22% khối lượng hợp đồng. Gói thầu số 3 đã ký kết hợp đồng với nhà thầu Hitachi, hiện đã hoàn tất thiết kế sơ khởi của các hệ thống phụ và đang kết hợp với nhà thầu gói 2 ưu tiên nghiên cứu thống nhất các thông số giao diện giữa 2 gói thầu để bảo đảm tiến độ chung của dự án. Tổng khối lượng hoàn thành khoảng 5%. Gói thầu số 4 (hệ thống công nghệ thông tin cho văn phòng công ty vận hành bảo dưỡng) đang triển khai các thủ tục để lập hồ sơ mời thầu. Dự kiến toàn bộ tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào vận hành vào năm 2020. 

 

Mục tiêu phát triển đường sắt đô thị

Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển đường sắt đô thị TP đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị và liên đô thị, kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, đảm nhận chức năng vận tải hành khách công cộng.

Cụ thể, xây dựng 8 tuyến metro xuyên tâm và tuyến xe điện mặt đất, nối các trung tâm chính, trung tâm thương mại ngầm của TP phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020.

Đến năm 2022, đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị số 5 (giai đoạn 1). Tiếp tục huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Nghiên cứu kéo dài các tuyến đường sắt đô thị theo hướng kết nối với nhau hoặc với các tuyến đường sắt đô thị của các TP vệ tinh trong khu vực.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo