Việc giải phóng mặt bằng, tái định cư và đấu thầu được thực hiện trong 4 năm đầu tiên. Đến tháng 1-2005, Thủ tướng Phan Văn Khải mới bấm nút khởi công xây dựng dự án.
Hầm dìm Thủ Thiêm được xem là điểm nhấn quan trọng của dự án đại lộ Đông Tây. Theo tính toán, có khoảng 29.000 - 30.000 lượt xe qua hầm/ngày đêm.
Hầm dài 1.490m, trong đó phần hầm dìm dưới sông dài 371 m, phần còn lại là đường dẫn vào hầm.
Hầm gồm 4 đốt, mỗi đốt dài 92,4m, rộng 33,2m, cao 9m, nặng 25.000 tấn, bản vách và bản đỉnh hầm dày khoảng 1m. Nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) đúc đốt hầm đầu tiên vào tháng 9-2007.
Trong quá trình xây dựng đã xảy ra sự cố rạn, nứt các đốt hầm. Việc xây dựng phải ngừng lại để các bên tìm giải pháp khắc phục. Từ tháng 3-2010 đến tháng 6-2010, 4 đốt hầm được kéo về đặt dưới lòng sông Sài Gòn sau khi đã được nhà thầu khắc phục các vết rạn, nứt thành công.
Ngày 2-9-2009, phần đường phía Tây và đường ven kênh được đưa vào sử dụng và chính thức được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt vào ngày 29-4-2011.
Sau đây là chùm ảnh từ lúc xây dựng đến lúc hoàn thành toàn bộ đại lộ Đông Tây.
Đá được sản xuất ngay tại trạm trộn bê tông trong bãi đúc.
Bốn đốt hầm đã thành hình và được bịt kín hai đầu. Nhà thầu bơm nước vào khu vực công trường để kéo đốt hầm về
Bốn đốt hầm chìm trong nước
Việc lắp đặt 1 đốt hầm diễn ra trong vòng 24 giờ.
Đốt hầm số 1 đã được đặt xuống thành công, tạo đà cho những lần lắp đặt tiếp theo
Sau khi lắp đặt thành công 4 đốt hầm, phần nóc hầm cũng được hối hả thi công
Phần đường phía Tây và đường ven kênh cũng được gấp rút thi công và dần thành hình
Diện mạo mới của phần đường phía Tây và đường ven kênh góp phần tô điểm cho TPHCM thêm sạch đẹp
Phần đường này được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt để ghi nhớ công lao to lớn của ông
Một vài khiếm khuyết nảy sinh sau khi đưa phần đường từ Liên tỉnh lộ 25B đến nút giao Cát Lái vào sử dụng.
Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 1
Lãnh đạo TPHCM đi kiểm tra hầm Thủ Thiêm để chuẩn bị cho việc thông xe toàn tuyến đại lộ Đông Tây
Tuyến đường huyết mạch
Đại lộ Đông – Tây là dự án đi xuyên tâm TPHCM, qua các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Toàn tuyến dài 21,89 km; điểm đầu giao với quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh; điểm cuối giao với xa lộ Hà Nội, quận 2.
Tổng vốn đầu tư của dự án này là 9.863 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là 6.393 tỉ đồng (chiếm 64,82%). Dự án Đại lộ Đông – Tây hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục đường chính khác của TPHCM, tạo một trục đường mới ra vào phía Nam TP theo hướng đông - tây, đồng thời tạo trục giao thông trực tiếp đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây cũng là con đường huyết mạch nối với các tỉnh ĐBSCL, tạo thành mối liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. |
Bình luận (0)