xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chúng tôi nói

 

Tổng kết giải báo chí TPHCM năm 2007, Báo Người Lao Động đoạt một giải ba (loạt điều tra Cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân: Ai được lợi?); hai giải khuyến khích (loạt điều tra Những đường dây “buôn” vỉa hè và bài bình luận “Văn hóa” phòng thủ). Bảy cây bút đoạt giải của báo tâm sự...

 

Bùi Phan Thảo (Phó Tổng Thư ký tòa soạn):

Đi tìm câu trả lời cùng chúng tôi về những khuất tất trong đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân (giữa năm 2007) là bạn đọc và những chuyên gia. Điều đáng mừng là nội dung phản biện trong loạt bài đã được ghi nhận bằng quyết định tạm ngưng cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân của cơ quan có trách nhiệm. Với người làm báo chúng tôi, đó là niềm vui song hành với sự tri ân bạn đọc.

Cao Tuấn (Trưởng Ban Thời sự Quốc tế):

Điều khiến tôi nghĩ ngợi nhiều trong những năm làm báo là thân phận của công nhân, nông dân và những người lao động nghèo. Đã nghèo, khi gặp dịch bệnh, thiên tai hay lạm phát hiện nay, họ lại đứng mũi chịu sào. Khoảng cách thu nhập giữa họ với tầng lớp giàu có trong xã hội ngày một dãn ra.

Họ đáng được hưởng cuộc sống tốt hơn hiện nay. Nhưng nhiều người trong số họ không thể tự mình vượt lên được. Là người cầm bút, tôi không thể không viết về các vấn đề liên quan đến những con người đó.

Dương Quang (Biên tập viên):

Bạn tôi đang công tác tại Bộ Công an có lần so sánh: “Mỗi bài điều tra của nhà báo chẳng khác bút lục của cơ quan điều tra là mấy”. Được lời cũng vui, nhưng tôi luôn trăn trở rằng từ nguồn tin của báo chí, cơ quan điều tra có thẩm quyền và có điều kiện để làm rõ; còn khi được cơ quan điều tra cung cấp thông tin, báo chí thường thiếu nguồn tin độc lập để phối kiểm trước khi đăng. Đó là một điều khó cho báo chí và bao năm qua, cái khó ấy vẫn chưa được hóa giải.

Thy Thơ (Phóng viên Ban Đầu tư - Chứng khoán):

Thông tin về kinh tế hiện nay rất cần sự chính xác, đa chiều. Dù chỉ là một nhận định đơn giản nhưng sai, tác hại của nó sẽ rất khó lường. Vì thế, người viết báo, nhất là các phóng viên phụ trách mảng tài chính - ngân hàng, cần “mài mực” nhiều lần trước khi viết.

Ánh Nguyệt (Phóng viên Ban Thời sự - Nội chính):

“Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Tôi thấm thía câu này khi đã từng bỏ nghề báo được nửa năm. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, tôi lóc cóc đi làm báo trở lại. Đến nay, tôi có thể nói rằng “dính” nghề này là rất khó bỏ, như đã “nghiện” rồi vậy đó!

Thu Hồng (Phóng viên Ban Thời sự - Nội chính):

Qua một năm làm báo, điều tôi rút ra là: Nhiều thông tin hay có thể triển khai thành bài viết lớn là do bạn đọc cung cấp. Đối với tôi, nguồn tin ấy quý giá vô cùng. Do đó, ngày nào còn làm báo, ngày đó tôi còn đồng hành với bạn đọc.

Quý Hiền (Phóng viên Ban Thời sự - Nội chính):

Tôi thường cảm thấy không yên nếu một ngày không đi cơ sở. Với tôi, xuống địa bàn để thu thập thông tin viết bài hay chỉ để thăm hỏi một ai đó là “mối mang” của mình cũng đều quan trọng cả. Câu nói “Sống là vận động” luôn luôn ý nghĩa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo