xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cờ đã đến tay

Quang Huy

Chưa bao giờ giá xăng giảm nhiều lần và mức giảm mạnh như năm 2014 này. Lần mới nhất, ngày 22-12, xăng A92 giảm giá lần thứ 12 liên tiếp với mức cực mạnh: 2.050 đồng/lít, đưa mặt hàng nhiên liệu này về 17.880 đồng/lít.

 

Các mặt hàng khác cũng đồng loạt giảm, dao động từ 1.400-1.700 đồng/lít.

Như vậy, sau 12 đợt điều chỉnh, tổng mức giảm của giá xăng đã là 7.769 đồng/lít, theo đà lao dốc của giá dầu từ 110 USD/thùng hồi tháng 6-2014 đến dưới 50 USD/thùng hiện nay. Nhờ đó, mặt hàng xăng dầu hiện có giá bán lẻ rẻ nhất trong vòng 4 năm qua.

Tất nhiên là người tiêu dùng được lợi. Ai cũng mừng vì giá xăng tại Việt Nam dù hiện còn cao hơn nhiều nước nhưng sau hàng chục năm tăng rất nhiều - giảm rất chậm, nay đã hòa theo nhịp giá thế giới. Cảm nhận về hơi thở thị trường càng rõ sau nhiều năm ngành xăng dầu bị đánh giá là “phi thị trường”.

Ở một đất nước mà phương tiện cơ giới phổ biến nhất là xe máy và ô tô ngày càng nhiều còn sản xuất - kinh doanh, kể cả ngành điện, đều phải phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu như Việt Nam thì biến động giá nhiên liệu thế giới theo hướng giảm chắc chắn đem lại lợi ích cho chúng ta.

Mà nền kinh tế đâu chỉ có mỗi xăng dầu mà còn rất nhiều ngành hàng khác nữa, trong đó không ít lĩnh vực bị tác động qua lại bởi giá xăng dầu. Thế nhưng, chẳng phải ngành hàng nào cũng đồng điệu với xăng dầu. Chẳng hạn như vận tải, cước vận tải hàng hóa không giảm tương ứng, chỉ hạ nhỏ giọt và chẳng đặng đừng, ví dụ như tại TP HCM tính đến hôm 16-12 (lần giảm giá xăng dầu thứ 11 liên tiếp), chỉ có 7 hãng taxi giảm với mức 500 đồng/km, chiếm khoảng 3% tổng mức giá. Ngoài ra, giá vé xe các tuyến cố định vẫn neo mức cũ; giá điện thì chẳng những không giảm mà còn đòi tăng..., dẫn đến giá tiêu dùng nói chung không nhúc nhích. Vì vậy, việc giảm mạnh giá xăng dầu chẳng còn ý nghĩa mấy trên thực tế.

Trước tình trạng các doanh nghiệp vận tải làm ăn theo kiểu một mình một chợ, hồi đầu tháng 12-2014, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Tài chính bổ sung cước vận tải ô tô vào danh mục bình ổn giá nhưng chưa được Bộ Tài chính đồng ý vì vướng luật (theo Luật Giá, cước vận tải bằng ô tô nằm ngoài danh mục phải bình ổn giá). Trong hoàn cảnh như vậy, rất cần bàn tay linh hoạt của cơ quan quản lý nhà nước, đó là kiểm soát cước vận tải ô tô thông qua hình thức kê khai giá và thanh tra, kiểm tra chặt chẽ để bảo đảm mức cước phù hợp với diễn biến thị trường.

Chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, càng phải tuân thủ quy luật thị trường, không thể có chuyện thị trường hóa nửa vời như vậy. Đó là chưa nói đến hơn 10 doanh nghiệp đầu mối trong nội bộ ngành xăng dầu, khi dư địa giảm giá còn rộng thì hãy tạo ra giá cạnh tranh để người tiêu dùng lựa chọn, đừng bắt tay bán cùng một mức giá nữa! Với Nghị định 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-11-2014, nhà nước đã trao doanh nghiệp quyền tự quyết về giá trong điều kiện phù hợp. Cờ đã đến tay, chần chờ gì mà chưa phất?!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo