xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có hiện tượng “pha loãng” vốn Nhà nước

Thái An

Theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chưa cổ phần hóa còn hơn 10.000 tỉ đồng, phải tiếp tục cổ phần hóa nhưng tránh thất thoát vốn và đất đai

Ngày 21-8, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về xử lý đất đai, mua bán cổ phiếu trong thực hiện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp (DN) Nhà nước tại 10 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, tại một số bộ và 11 tỉnh, TP.

Nhà nước tổn thất lớn

Trưởng đoàn giám sát – ông Phùng Quốc Hiển - đánh giá việc định giá tài sản trong quá trình CPH tại một số địa phương, nhất là trước khi có Nghị định 187 chưa sát với thực tế. Các lợi thế về đất đai, vị trí đắc địa... chưa được đưa vào giá trị DN. Vì không xác định những yếu tố này mà giá trị của DN khi CPH đã bị giảm, nhất là những DN có trụ sở, đất đai ở các TP, đô thị lớn khiến Nhà nước phải chịu tổn thất.

Chẳng hạn, Bến xe Miền Đông xác định giá trị DN theo Nghị định 187 là 60 tỉ đồng, lợi thế giá trị kinh doanh là 9 tỉ đồng nhưng khi xác định lại theo Nghị định 109, hai thông số này là 1.121 tỉ đồng và 1.052 tỉ đồng, gấp 31,4 lần so với mức xác định ban đầu. Tương tự, tại Công ty Đóng tàu An Phú, giá trị DN theo Nghị định 187 là 139 tỉ đồng, lợi thế giá trị kinh doanh là 0 đồng nhưng khi xác định lại theo Nghị định 109 là 159 tỉ đồng và 159 tỉ đồng.

SCIC chưa kham nổi trách nhiệm

CPH được 3.786 DN

Theo đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cả nước đã sắp xếp được 5.041 DN và bộ phận DN. Trong đó, CPH 3.786 DN, giao 196 DN, bán 154 DN, khoán và cho thuê 30... Đến nay còn 1.720 DN 100% vốn Nhà nước. Trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm, biến động khó lường thì mục tiêu đến ngày 1-7-2010 các DN Nhà nước phải chuyển thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần khó có thể thực hiện được.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, hiện Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tiếp nhận bàn giao 876 DN với giá trị vốn Nhà nước là 8.035 tỉ đồng. Theo báo cáo của SCIC, sau CPH, trước khi giao vốn về DN này, có hiện tượng “pha loãng” vốn Nhà nước bằng nhiều hình thức như tăng vốn điều lệ, bán cổ phần của Nhà nước (đặc biệt là ở DN làm ăn có hiệu quả); đã xảy ra tình trạng bán bớt cổ phần rồi mua lại với giá cao... Hiện tượng này đã gây ra những thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước. Điển hình là trường hợp Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thừa Thiên – Huế giảm tỉ lệ sở hữu vốn của Nhà nước từ 40% xuống còn 16%; Công ty Cổ phần Xây dựng công trình văn hóa (Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch) từ 30% xuống 9%; Công ty Cổ phần Xây dựng 2 (Quảng Ninh) từ 52% xuống 20%; Công ty Cổ phần Dược Phú Yên từ 51% xuống 19,7%...

Theo ông Phùng Quốc Hiển, SCIC không đủ sức quản lý số lượng DN quá lớn được bàn giao, không thực hiện đầy đủ quyền đại diện chủ sở hữu. Một số địa phương có xu thế buông lỏng quản lý. Đoàn giám sát cũng kiến nghị SCIC cần tăng cường thoái vốn, tiếp tục bán cổ phần ở 754 DN vừa và nhỏ, chủ yếu là DN Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, các DN làm ăn thua lỗ, phá sản, chỉ giữ lại DN có vốn đầu tư lớn, làm ăn có hiệu quả. Do quá trình CPH còn kéo dài và phần vốn của Nhà nước tại DN chưa CPH còn rất lớn, vì vậy cần phải ban hành Luật CPH hoặc đưa vào Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh. “Vốn Nhà nước tại DN chưa CPH còn hơn 410.000 tỉ đồng, phải tiếp tục CPH nhưng tránh thất thoát vốn và đất đai” - ông Phùng Quốc Hiển nói.

“Bán lúa non”, lại tiếp tục thiệt thòi

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ VN, tổng hợp tại 53 tỉnh và 3 Công đoàn ngành, số DN địa phương được CPH là 1.340, tính đến thời điểm CPH, đã có 356.000/428.000 lao động được mua cổ phần ưu đãi với mức bình quân 1.247 cổ phần/người. Tổng hợp ở 3.786 DN đã CPH thì số cổ phần người lao động (NLĐ) có được đạt 11% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, qua thực tế, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, một bộ phận NLĐ thường bán lại quyền mua cổ phần ưu đãi để hưởng chênh lệch. Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng do thu nhập thấp, vốn ít, phải đi vay ngân hàng, giá bán cổ phiếu cao, chế tài quy định chưa rõ ràng nên NLĐ dễ “bán lúa non”; hoặc bán trên thị trường chứng khoán, vốn thực sự của DN lại sẽ tập trung vào một số người.

Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết thêm, việc quy định NLĐ được mua giảm giá cổ phiếu từ 30%-40% trên giá bán công khai hoặc giá đấu thành công trên thị trường chứng khoán là một sự ưu đãi nhưng NLĐ cho rằng vẫn quá cao so với thu nhập của họ, nhất là khi thị trường “nóng” như năm 2007. Và khi thị trường sụt giảm như hiện nay thì sự ưu đãi này lại trở thành thiệt thòi với NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo