xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn lỗ hổng trong nhập khẩu công nghệ

Thế Dũng

Ngày 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ

Trình bày dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Chu Ngọc Anh thừa nhận sau gần một thập kỷ, luật hiện hành đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, thiếu công cụ pháp lý để kiểm soát và ngăn chặn các luồng công nghệ lạc hậu nhập vào Việt Nam. Dự thảo luật lần này nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, thu hút công nghệ cao, đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường KH-CN...

Báo cáo thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN Phan Xuân Dũng nhận xét: “Chuyển giao công nghệ thông qua mua máy móc, thiết bị phần lớn đã lạc hậu 2-3 thế hệ... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”.

Theo ông Phan Xuân Dũng, để khắc phục tình trạng “cất ngăn kéo” các kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu và nâng cao ứng dụng kết quả nghiên cứu KH-CN, dự luật cần bổ sung quy định khuyến khích, hỗ trợ, bắt buộc nhằm đưa nhanh các kết quả nghiên cứu KH-CN, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước, vào thực tiễn sản xuất; chú trọng chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa, phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam... “Luật phải có chế tài ngăn chặn được tình trạng “lách luật” đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam” - ông Dũng nói.

Cùng mối lo này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề: “Có phải Việt Nam đang trở thành bãi thải công nghệ của thế giới và sửa luật có thể khắc phục điều này?”. Dẫn việc Formosa xả thải hủy hoại môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, Chủ tịch QH nhìn nhận vai trò của công nghệ và việc kiểm soát nhập khẩu công nghệ vào các dây chuyền sản xuất trong nước.

Cũng nhằm vào câu chuyện Formosa, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chỉ ra những hậu quả của công nghệ lạc hậu không những ảnh hưởng đến môi trường mà thực tế đã cho thấy còn có tác động đến cả tình hình an ninh trật tự, đời sống, an sinh và lao động, sản xuất của người dân.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm của quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Đại diện cơ quan soạn thảo nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết có thể thực hiện chính sách khoán chi cho các đơn vị tự xây dựng, tự ý thức tinh giản biên chế tại đơn vị mình. Đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục, ông Đinh Tiến Dũng đề xuất phương án toàn bộ các trường đại học (trừ đại học sư phạm) sẽ cắt giảm hết chi phí thường xuyên vì các trường đã thu học phí rồi nên phải tự chủ. Đối với các đơn vị công sẽ cắt bỏ cấp ngân sách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo