Bản giải trình nêu rõ: Từ chiều 18 đến hết ngày 20-4 Đại hội thảo luận về các Văn kiện, đã có 1553 lượt ý kiến phát biểu tại Đoàn và 29 ý kiến tại Hội trường. Không khí thảo luận rất sôi nổi, tranh luận, nội dung các ý kiến phong phú, thẳng thắn, hầu hết các ý kiến đều nhất trí cao với các báo cáo, cho rằng các báo cáo được chuẩn bị công phu, nội dung thể hiện tính chiến đấu, tính tổng kết cao, kết cấu hợp lý, văn phong sáng sủa, ngắn gọn, dễ hiểu.
Sau khi tổng hợp ý kiến của Đảng bộ các cấp, ý kiến của đảng viên, chất lượng các báo cáo được nâng lên rõ rệt, nhất là những nội dung lớn. Các ý kiến phát biểu tại Đại hội làm sáng tỏ, sâu sắc và bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng cả trên quan điểm chung và từng lĩnh vực cụ thể…
Đoàn Chủ tịch đề nghị Đại hội cho tiếp thu những ý kiến hợp lý, xác đáng để hoàn chỉnh các Văn kiện, đồng thời để chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn, trước một số vấn đề khó còn có ý kiến khác nhau, xin cho ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn sau Đại hội X.
Đoàn Chủ tịch đã trình bày một số vấn đề lớn để Đại hội xem xét. Có 16 vấn đề cần lấy ý kiến Đại hội gồm: Chủ đề đại hội; đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và kết quả 20 năm đổi mới; về các nguy cơ; về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010; về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; về những vấn đề xã hội bức xúc; các thành phần kinh tế; về công nghiệp hóa-hiện đại hóa; về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; đấu tranh phòng chống tham nhũng…
Vấn đề được đông đảo đại biểu và dư luận quan tâm tại Đại hội lần này là Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân hay không. Các ý kiến nhất trí cao về vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng phải gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, ý kiến khác cho rằng, chỉ cần chấp hành luật pháp như mọi công dân khác là đủ và nhấn mạnh, đảng viên phải đi đầu trong làm kinh tế tư nhân.
Một số ý kiến đồng ý để đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể để ngăn ngừa nguy cơ đảng viên thoái hóa, biến chất, sa vào pháp luật. Cần có qui định, giới hạn cụ thể để cho đảng viên làm kinh tế tư nhân và có sự giám sát của tổ chức Đảng đối với đảng viên làm kinh tế tư nhân. Những cán bộ đảng, chính quyền đương chức không được làm kinh tế tư nhân… Có ý kiến đề nghị cần làm rõ vấn đề lý luận của vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, vì nhiều địa phương hiện rất lúng túng trong việc giải thích chủ trương này.
Đoàn Chủ tịch có ý kiến, đảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề cụ thể, rất hệ trọng, vì liên quan đến quan điểm, đường lối của đảng được đặt ra nhiều năm nay. Vấn đề này được đưa ra bàn luận tại nhiều Hội thảo khoa học. Riêng Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận qua 4 kỳ Hội nghị. Vấn đề này cũng được thảo luận tại Đại hội đảng các cấp, được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và được đa số tán thành. Đó là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của chúng ta sau hơn 20 năm đổi mới.
Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm nên còn nhiều luồng ý kiến khác nhau là điều dễ hiểu. Sự lo ngại của một số đại biểu về sự tha hóa, biến chất là chính đáng. Chúng ta nhận thức rằng, trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn nghèo, phải tập trung phát triển nguồn lực sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Muốn thế, phải huy động mọi nguồn lực, khai thác mọi tiềm năng và phát huy sức mạnh tổng lực của toàn dân tộc, của mọi thành phần kinh tế, thực hiện khẩu hiệu, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chúng ta không xem kinh tế tư nhân là gắn với chủ nghĩa tư bản mà lãnh đạo kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân, trên cơ sở chấp hành nghiêm luật pháp, chính sách của Nhà nước.
Về vấn đề chống tham nhũng, các ý kiến nêu rõ, đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ, trước hết phải có các biện pháp quyết liệt chống tham nhũng ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan Nhà nước liên quan đến đầu tư, cấp phát vốn, chi tiêu ngân sách; phải xóa bỏ cơ chế xin-cho, nếu còn cơ chế này thì sẽ phát sinh tiêu cực. Cần có chính sách phân bổ kinh phí chung cho các địa phương. Việc điều tiết ngân sách như thế nào phải thống nhất, đồng thời giảm các thủ tục hành chính, phân cấp quản lý hợp lý. Các lĩnh vực xây dựng cơ bản phải chấn chỉnh từ khâu dự toán, thiết kế, thi công…
Đại hội X thể hiện quyết tâm của Đảng ta kiên quyết phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thật sự trong sạch, vững mạnh, tạo ra một thái độ mới, một bước chuyển mới trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tệ nạn tham nhũng ở nước ta.
Sau giải trình của ông Nguyễn Phú Trọng, các đại biểu đã nghe ông Nguyễn Văn Yểu thay mặt Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khoá X. Theo kết quả bầu cử, Đại hội đã bầu được 160 uỷ viên chính thức và 21 uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, thiếu 4 uỷ viên dự khuyết so với dự kiến ban đầu. Cuối cùng, Đại hội quyết định chỉ bầu 21 uỷ viên dự khuyết.
Vào cuối giờ buổi sáng nay, các đại biểu giới thiệu nhân sự về chức danh Tổng Bí thư khoá X trong số các uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.
Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương khoá X họp hội nghị lần thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Theo VOV
Danh sách 160 ủy viên chính thức BCH TƯ Đảng khoá X A. Khối T.Ư (Danh sách xếp theo thứ tự ABC)
1. Hoàng Tuấn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch
2. Lê Hồng Anh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an
3. Lê Thị Thu Ba, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
4. Trương Hòa Bình, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
5. Nguyễn Văn Chi, Bí thư TƯ Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TƯ
6. Nguyễn Văn Chiền, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
7. Vũ Tiến Chiến, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc
8. Phạm Thị Hải Chuyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ
9. Nguyễn Thành Cung, Thiếu tướng, Chính uỷ quân khu 7
10. Hoàng Xuân Cừ, Trưởng Ban Nghiên cứu của Bộ chính trị về An ninh quốc gia
11. Nguyễn Quốc Cường, Trưởng ban Tài chính – Quản trị TƯ
12. Nguyễn Thị Doan, Phó chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra TƯ
13. Ngô Văn Dụ, Chánh Văn phòng TƯ Đảng
14. Đào Ngọc Dung, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn
15. Lê Văn Dũng, Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
16. Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
17. Huỳnh Đảm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
18. Nguyễn Văn Được, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
19. Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
20. Nguyễn Đức Hạt, Phó Trưởng Ban Đối ngoại TƯ, Bí thư Ban cán sự Đảng ngoài nước
21. Trần Văn Hằng, Phó trưởng ban đối ngoại TƯ
22. Vũ Văn Hiền, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
23. Nguyễn Văn Hiến, Phó Đô đốc Tư lệnh quân chủng Hải quân
24. Vũ Văn Hiến, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
25. Nguyễn Văn Hiện, Chánh án Toà án Tối cao Nhân dân
26. Đặng Văn Hiếu, Thiếu tướng Thứ trưởng Bộ Công an
27. Nguyễn Huy Hiệu, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
28. Nguyễn Thị Thanh Hoà, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHPN Việt Nam
29. Phương Minh Hoà, Thiếu tướng, Chính uỷ Quân chủng PKKQ
30. Lê Doãn Hợp, Phó Trưởng ban TT - VH TƯ
31. Bùi Văn Huấn, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
32. Vương Đình Huệ, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
33. Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính
34. Phạm Xuân Hùng, Trung tướng, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Quốc phòng
35. Võ Đức Huy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế T.Ư, Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Kinh tế T.Ư
36. Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập Báo Nhân dân
37. Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
38. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó trưởng ban Nội chính TƯ
39. Trương Quang Khánh, Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
40. Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ
41. Hà Thị Khiết, Chủ tịch TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
42. Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội
43. Phan Trung Kiên, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
44. Vũ Trọng Kim, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận TƯ
45. Ngô Xuân Lịch, Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 3
46. Uông Chu Lưu, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp
47. Trương Thị Mai, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Niên Nhi đồng Quốc hội
48. Vi Văn Mạn, Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 1
49. Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư
50. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam
51. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam
52. Mai Văn Năm, Phó trưởng ban thường trực chỉ đạo Tây nguyên
53. Nguyễn Thị Kim Ngân, Thứ trưởng Bộ Thương mại
54. Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin
55. Lê Hữu Nghĩa, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản
56. Nguyễn Khắc Nghiên, Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam
57. Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường
58. Huỳnh Thị Nhân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
59. Vũ Văn Ninh, Thứ trưởng Bộ Tài Chính
60. Cao Đức Phát, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
61. Mai Quang Phấn, Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 4
62. Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
63. Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư
64. Nguyễn Xuân Phúc, Phó Tổng Thanh tra Nhà nước
65. Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
66. Giàng Seo Phử, Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư
67. Ksor Phước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
68. Trần Đại Quang, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
69. Nguyễn Hồng Quân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
70. Nguyễn Việt Quân, Thiếu tướng, Chính uỷ Quân khu 9
71. Tô Huy Rứa, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
72. Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư
73. Nguyễn Văn Son, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư,
74. Huỳnh Ngọc Sơn, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 5
75. Sơn Song Sơn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Dân tộc
76. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên Truyền, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh
77. Phùng Quang Thanh, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam
78. Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCT Dầu khí Việt Nam
79. Đào Trọng Thi, Giám đốc Đại học Quốc gia
80. Phạm Văn Thọ, Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ TƯ kiêm Phó trưởng ban Tổ chức TƯ, Bí thư Đảng uỷ khối I cơ quan TƯ
81. Lê Đức Thuý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
82. Lê Thế Tiệm, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
83. Nguyễn Khánh Toàn, Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Công An
84. Huỳnh Phong Tranh, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
85. Trương Vĩnh Trọng, Trưởng ban Nội chính TƯ
86. Trần Văn Truyền, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TƯ
87. Trần Văn Tuấn, Phó trưởng ban Tổ chức TƯ
88. Đặng Ngọc Tùng, Phó chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
89. Phạm Minh Tuyên, Phó trưởng ban Thường trực ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TƯ
90. Đỗ Bá Tỵ, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2.
91. Hồ Đức Việt, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
92. Trần Quốc Vượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng T.Ư Đảng
B. Khối địa phương (Danh sách xếp theo thứ tự ABC) 93. Lê Thị Bân, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình
94. Huỳnh Văn Be, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre
95. Trịnh Long Biên, Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên
96. Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh
97. Võ Thanh Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau
98. Đào Xuân Cần, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang
99. Võ Minh Chiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Sóc Trăng
100. Trần Thị Kim Cúc, Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang
101. Đinh Văn Cương, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Hà
102. Hà Hùng Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình
103. Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình
104. Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi
105. Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc
106. Mai Thế Dương, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn
107. Trần Đình Đàn, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh
108. Chu Văn Đạt, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định
109. Phan Tấn Đạt, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu
110. Nguyễn Văn Đẳng, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
111. Huỳnh Minh Đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp
112. Nguyễn Văn Giầu, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận
113. Vũ Hoàng Hà, Chủ tịch tỉnh Bình Định
114. Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TP HCM
115. Trần Lưu Hải, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình
116. Hà Văn Hiền, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tây
117. Phùng Quốc Hiền, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái
118. Vũ Huy Hoàng, Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn
119. Vũ Ngọc Hoàng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
120. Đinh Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình
121. Nguyễn Tấn Hưng, Chủ tịch UBND Bình Phước
122. Đào Tấn Lộc, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên
123. Nguyễn Văn Lợi, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
124. Hỗ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế
125. Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư, Chủ tịch HĐND Bà Rịa Vũng tàu
126. Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM
127. Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang
128. Hà Sơn Nhin, Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai
129. Nguyễn Thị Nương, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng
130. Nguyễn Đình Phách, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên
131. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội
132. Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
133. Nguyễn Minh Quang, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu
134. Nguyễn Phong Quang, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang
135. Hoàng Bình Quân, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên Quang
136. Lê Hoàng Quân, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM
137. Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ
138. Bùi Thanh Quyến, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương
139. Nguyễn Văn Quynh, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh
140. Trương Văn Sáu, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Long
141. Nguyễn Bắc Son, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên
142. Thào Xuân Sùng, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La
143. Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng
144. Trần Đình Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai
145. Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh
146. Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng
147. Niê Thuật, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắc Lắc
148. Trương Văn Tiếp, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An
149. Nguyễn Minh Triết, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh
150. Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
151. Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành uỷ thành phố Hà Nội
152. Mai Thế Trung, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bình Dương
153. Nguyễn Thế Trung, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Nghệ An
154. Trương Quốc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang
155. Nguyễn Văn Tự, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Khánh Hoà
156. Huỳnh Văn Tý, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận
157. Y Viêng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Kon Tum
158. Nguyễn Hoàng Việt, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh An Giang
159. Bùi Quang Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai
160. Ngô Đức Vượng, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ
Danh sách uỷ viên dự khuyết BCH TƯ Đảng khoá X (Danh sách xếp theo thứ tự ABC)
1. Phan Thanh Bình, Thành uỷ viên, Phó giám đốc đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2. Đỗ Văn Chiến, Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
3. Mai Văn Chính, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
4. Phạm Biên Cương, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
5. Phan Xuân Dũng, Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
6. Võ Văn Dũng, Thường vụ tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
7. Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông
8. Bùi Thị Minh Hoài, Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Hà Nam
9. Điểu Kré, Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Nông
10. Nguyễn Hồng Lĩnh, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
11. Hầu A Lềnh, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai
12. Trần Thanh Mẫn, Thường vụ Thành uỷ, Bí thư Quận uỷ Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
13. Phạm Bình Minh, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao
14. Võ Văn Phuông, Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
15. Nguyễn Xuân Quang, Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
16. Nguyễn Thanh Sơn, Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
17. Nguyễn Thị Kim Tiến, Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
18. Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
19. Võ Văn Thưởng, Thành uỷ viên, Bí thư Quận uỷ quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
20. Trần Cẩm Tú, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
21. Triệu Tài Vinh, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang |
Bình luận (0)