* Phóng viên: Thưa ông, theo dõi lĩnh vực thông tin đối ngoại, ông có thấy thực tế là người dân Trung Quốc suốt thời gian dài chỉ được biết thông tin một chiều về vấn đề biển Đông?
- Ông Lê Văn Nghiêm: Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc trong vài năm qua thường xuyên nói về vấn đề biển Đông, trong đó chủ yếu phản ánh lập trường và yêu sách của Chính phủ Trung Quốc. Có thể nói, người dân Trung Quốc chỉ tiếp nhận thông tin một chiều từ phía Trung Quốc mà hầu như không có thông tin từ phía Việt Nam.
* Vì sao thời gian qua chúng ta chưa đưa rộng rãi thông tin về biển Đông?
- Việt Nam có chủ trương nhất quán là chủ yếu phản ánh những thông tin hữu nghị, tốt đẹp, tích cực giữa Việt Nam và Trung Quốc; hạn chế đề cập những mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp giữa hai nước. Trong đó, hầu như không nói tới những mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc đã có những việc làm hết sức phi lý nhưng chúng ta chỉ xử lý theo con đường ngoại giao, chứ không đưa lên phương tiện truyền thông đại chúng.
* Ông có nghĩ rằng thời gian qua, việc công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã có những hiệu ứng rất tích cực?
* Việt Nam cần làm gì để dư luận trong nước và thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc, hiểu đúng về vấn đề biển Đông?
* Truyền thông chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?
- Cần thông tin thường xuyên, liên tục về vấn đề biển Đông. Cách làm cần đa dạng, phong phú và khéo léo. Tình hình căng thẳng nhưng chúng ta không kích động làm nóng thêm mà thông tin sao cho tăng hiểu biết nhằm giúp làm dịu đi.
Hồ sơ biển Đông của chúng ta cần được trình bày thường xuyên, có hệ thống, có căn cứ lịch sử và khoa học để thế giới cũng như người dân Trung Quốc thấy rõ chính nghĩa của Việt Nam trong vấn đề biển Đông.
Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới Theo ông Lê Văn Nghiêm, thông tin đối ngoại là trách nhiệm chung của các bộ, ngành; các phương tiện thông tin đại chúng cũng như của xã hội và toàn dân. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nghiêm cho rằng cần làm tốt những công tác sau. Thứ nhất, hệ thống hóa và cung cấp đầy đủ, thường xuyên hơn các thông tin, hồ sơ, bằng chứng về pháp lý, lịch sử. Thứ hai, tập hợp và hỗ trợ các lực lượng nghiên cứu chiến lược về biển Đông để xây dựng hồ sơ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam; đồng thời bác bỏ yêu sách phi lý, không có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của Trung Quốc với biển Đông. Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng chuyển ngữ ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. |
Bình luận (0)