xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cọp trong mắt Người

Hoàng Phủ Ngọc Phan

Cọp rất dữ nên khó tiếp cận nhưng hình ảnh của nó lại rất gần gũi trong đời sống văn hóa của người Á Đông. Có nhiều cách nhìn khác nhau về cọp.

Cọp là biểu tượng của sức mạnh


Doanh trại của các tướng soái ngày xưa thường được trang trí bằng một tấm da hổ treo trên tường để biểu thị oai thế và quyền lực, gọi là hổ trướng. Một quân đội mạnh phải có những hổ tướng. Đời Tam Quốc, Lưu Bị có ngũ hổ tướng là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Huỳnh Trung, trong đó Quan Vũ tức Quan Vân Trường được hậu thế thờ kính như thần thánh. Đời Tống cũng có ngũ hổ tướng, đứng đầu là nguyên soái Địch Thanh.

img

Ngoài ra, còn có gia đình Dương Nghiệp 11 người cả nam lẫn nữ đều là những tướng tài, gọi là Dương môn hổ tướng. Gần đây, Trung quốc cũng có một số nguyên soái được xem là hổ tướng của hồng quân như Bành Đức Hoài, Chu Đức, Lâm Bưu, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh...

Trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn có 5 người được vua Gia Long gọi là ngũ hổ tướng đất Gia Định: Lê Văn Duyệt (cọp gấm Đồng Nai), Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân và Trương Tấn Bửu.

Ngày nay, hình tượng ngũ hổ tướng được sử dụng khá rộng: Hãng phim TVB của Hồng Kông có ngũ hổ tướng là 5 diễn viên ngôi sao: Lưu Đức Hoa, Huỳnh Nhật Hoa, Lương Triều Vỹ, Miêu Kiều Vỹ và Thang Trấn Nghiệp.

Thậm chí đội bóng U23 Việt Nam của ông Calisto cũng có 5 cầu thủ được làng báo thể thao trong nước gọi là ngũ hổ tướng: Thành Lương, Trọng Hoàng, Thanh Hưng, Long Giang, Tấn Trường.

 

Cọp là Phúc Thần


Ở Ấn Độ, Trung Hoa, Thái Lan có những đền thờ hổ. Nước ta cũng có rất nhiều đình miếu vẽ hình con hổ nơi bình phong và được thờ cúng như một vị thần trấn môn. Đỉnh cao của văn hóa thờ hổ ở Việt nam là sự xuất hiện của các bộ tranh Ngũ Hổ trong dòng tranh Hàng Trống cách đây hàng trăm năm.

Ngũ Hổ trong tranh gồm: Hổ Vàng ngồi chính giữa, đầu đội chòm sao Bắc đẩu, chân đặt lên lá bùa có mấy chữ Pháp Đại Uy Nổ, giữ vị trí trung tâm, ứng với hành Thổ. Hổ Xanh, ứng với hành Mộc, thuộc phương Đông. Hổ Trắng, ứng với hành Kim, thuộc phương Tây. Hổ Đỏ, ứng hành Hỏa, thuộc phương Nam. Hổ Đen, ứng hành Thủy, thuộc phương Bắc. Có thể thấy 5 ông hổ này không phải là hình ảnh mê tín dị đoan mà là sự thể hiện triết lý kinh Dịch thông qua nghệ thuật tranh dân gian.

img
Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống 

Cọp là Ma Quỷ


Nhà văn Tchya (Đái Đức Tuấn), tác giả của hai quyển truyện đường rừng nổi tiếng là Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya, trong đó ông dựng ra chuyện những con cọp ăn thịt người lâu năm hóa thành tinh. Những cô gái bị cọp ăn thịt biến thành ma trành để phục vụ cho cọp như những nô lệ. Trong tập truyện Ngậm ngải tìm trầm, nhà văn Thanh Tịnh kể chuyện một người ngậm ngải vào rừng tìm trầm nhưng ngải hết thiêng nên từ từ hóa thành con cọp. Với bút pháp kể chuyện kinh dị, hai tác giả trên đã biến cọp thành ma quỷ.

 

Cọp... không là gì cả


Trong truyện Thủy hử có hảo hán Võ Tòng tay không đánh chết con hổ lớn bằng con bò mộng ở đồi Cảnh Dương. Một tráng sĩ khác là Hắc toàn phong Lý Quỳ, hai tay hai búa giết một lúc 4 con hổ để báo thù cho mẹ. Truyện Nhị thập tứ hiếu có tấm gương của cậu bé Hoàng Hương, tay không đánh hổ cứu cha. Tương truyền Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, cũng là người có sức khỏe và võ nghệ tuyệt luân. Khôi thường biểu diễn cho các sứ thần nước ngoài xem màn tay không đánh nhau với cọp.

img

Tất nhiên là lần nào Khôi cũng thắng. Đối với những nhân vật nói trên thì dường như cọp... không là gì cả. Nhưng thảm hại nhất là con cọp trong truyện cổ tích Việt Nam nhan đề Người khôn hơn loài vật. Con cọp khờ dại này bị một nông dân lừa trói vào gốc cây đánh cho một trận nhừ tử chỉ vì nó muốn xem “cái trí khôn” của loài người.


Tùy lúc, tùy nơi và tùy cái nhìn của mỗi người mà cọp được gọi bằng những tên khác nhau. Thông thường gọi là con Cọp. Đề cao thì gọi là Chúa sơn lâm. Kính sợ: ông Hổ, ông Hùm. Kiêng dè: ông Ba Mươi. Coi thường thì gọi bằng những từ: súc sinh, đại trùng hoặc ông kễnh.


Chỉ có một trường hợp cọp được mọi người đón tiếp vui vẻ thân thiện: Đó là con cọp của những ngày Tết năm Dần, nhất là năm Canh Dần - 2010.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo