Nhận được thông tin từ Công an huyện Tam Nông cho biết sau khi bàn giao một phần tài sản (tiền Việt Nam đồng) cho cụ là 9.811.000 đồng cho cụ Nguyễn Văn Cưng và cử cán bộ đưa cụ về nhà người cháu ruột là chị Nguyễn Thị Dung chăm sóc.
Sự việc diễn ra sau khi cụ Cưng bị nhóm nghi phạm Trần Quốc Việt, Cao Văn Sang, Lê Đức Duy, Trần Văn Thanh Dân, Nguyễn Thái Tài cướp vàng vào đêm 21-12.
Cụ Cưng cho biết nếu không đi xin nữa thì ở nhà sẽ chết sớm, vì cụ đã quen đi rồi.
Ngày 28-12, PV tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Dung - người cháu ruột đang nuôi dưỡng cụ ngụ tại ấp 2, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng trí nhớ cụ Cưng còn minh mẫn.
Chị Dung cho biết con cháu trong nhà chẳng có mâu thuẫn gì với cụ, cụ Cưng đi xin là vì thói quen và chẳng ai có thể giữ chân cụ ở nhà được vài ngày.
Cụ Cưng kể lại: “Khoảng 12 giờ đêm ngày 21-12, có 2 thanh niên xông tới, một tên bóp cổ không cho tôi la. Một tên còn lại sờ soạng người tôi. Chúng phát hiện vàng trong 2 túi quần của tôi có vàng nên tuột luôn cái quần dài rồi chạy đi mất. Tôi kêu la và được người dân hỗ trợ dẫn đến trình báo với công an”.
Chị Dung cho biết con cháu trong nhà chẳng có mâu thuẩn gì với cụ, cụ Cưng đi xin là vì thói quen và chẳng ai có thể giữ chân cụ ở nhà được vài ngày.
Chúng tôi hỏi cụ bị mất bao nhiêu vàng, cụ Cưng khẳng định 25 lượng vàng. Cụ Cưng còn cho biết trước hôm bị cướp vàng, cụ vừa lấy hết tiền để mua 1,5 chỉ vàng (giá 3.200.000 đồng/chỉ).
Cụ Cưng cho biết đã dành mua vàng trên 20 năm qua và mua ở nhiều chỗ. Mỗi ngày cụ xin khoảng hơn 100.000 đồng. Toàn bộ số tiền này, cụ để dành và khi nào đủ mua được 0,5 chỉ vàng là mua ngay. Còn việc ăn uống, chỗ ở, quần áo cụ không phải tốn tiền vì bà con đã cho ăn, cho quần áo mặc, tối đến thì ngủ ở chợ, dạ cầu.
Chị Nguyễn Thị Dung - cháu ruột cụ Cưng - cho biết: “Giữa con cháu trong gia đình và cụ Cưng không có mâu thuẫn gì. Biết bao lần, vợ chồng tui khuyên cụ ở nhà đừng đi xin nữa nhưng cụ nhất quyết không nghe. Cụ cứ đi ăn xin lâu lâu mới về, ở 1-2 ngày rồi đi tiếp. Không ai giữ cụ ở nhà được”.
Mấy ngày qua, chị Dung cho biết cụ Cưng đòi lấy quần áo đi ăn xin nữa. Gia đình chị phải nhờ bà con can ngăn, nhưng chẳng biết cụ sẽ lại đi lúc nào.
Mấy ngày qua, chị Dung cho biết cụ Cưng đòi lấy quần áo đi ăn xin nữa. Gia đình chị phải nhờ bà con can ngăn, nhưng chẳng biết cụ sẽ lại đi lúc nào.
Chị Dung cho biết thêm, cách đây mấy hôm có mấy chú công an đưa cụ Cưng về nhà và nói cụ bị bệnh chứ không nói chuyện cụ bị cướp vàng (do cụ Cưng đã căn dặn mấy chiến sĩ công an trước, vì nói ra sợ con cháu thêm lo - cụ Cưng cho biết).
Đến ngày hôm sau, chị Dung hỏi thăm cái quần dài của cụ thì cụ Cưng cho biết đã nhờ công an giữ. Sự việc chỉ vỡ lở khi gia đình mới phát hiện tờ biên nhận tiền giữa cụ và Công an huyện Tam Nông về việc giao lại một phần số tiền bị mất (9.811.000 đồng), lúc đó mới biết cụ bị cướp vàng.
Chị Dung cho biết: “Mấy năm nay con cháu trong nhà biết là cụ có tiền, có vàng nhưng số lượng bao nhiêu thì không biết. Thường ngày, cụ bỏ vàng hai bên túi quần, dày cộm ra nhưng không biết là bao nhiêu. Lo sợ cậu Cưng sẽ bị kẻ xấu cướp vàng, nhiều lần vợ chồng tui hỏi mượn, chủ yếu là để giữ hộ cho cụ. Chứ cụ đi đây đó, một mình cụ thì nguy hiểm vô cùng. Tuy nhiên, cụ nhất quyết không cho con cháu xem và đụng tới túi vàng”.
Chị Dung cho biết trước đây mẹ chị và cụ Cưng ở vùng Biển Hồ (Campuchia), sau đó lưu lạc về đây sinh sống. Khoảng năm 1966, vợ cụ Cưng mất. Vợ chồng cụ Cưng không có người con nào.
Từ đó, cụ Cưng sống bằng nghề làm thuê, bốc vác, giăng câu,… rồi trên 20 trở lại đây cụ đi ăn xin, thỉnh thoảng 1-2 tháng mới về nhà một lần.
Chị Nguyễn Thị Nga - hàng xóm với gia đình chị Dung - cho biết, xóm làng bất ngờ khi hay ông cụ có số vàng lớn như vậy.
Bình luận (0)