Tuy nhiên, ông Tề cũng không loại trừ loài ba ba này cũng có thể xuất hiện tại Thanh Hóa, gắn với giả thuyết vua Lê Lợi mang rùa hồ Gươm từ vùng đất này ra.
Bên cạnh đó, theo ông Tề, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy “cụ” rùa không mắc trọng bệnh phía trong cơ thể mà chỉ bị nhiễm khuẩn và nấm. Qua mấy ngày điều trị, sức khỏe của "cụ" đã tốt hơn rất nhiều, ăn rất mạnh; còn những vết thương ngoài da đã khô và đến giờ vẫn chưa phát hiện bị viêm phổi.
TS Bùi Quang Tề cũng cho hay Hội đồng Chữa trị, chăm sóc rùa hồ Gươm đã hoàn tất phác đồ điều trị gồm 9 bước. Theo đó, những loại thuốc dùng để chữa trị cho "cụ" đều sản xuất ở VN và do bác sĩ trong nước điều trị. Với tình hình tiến triển tốt như hiện nay, dự kiến thời gian điều trị "cụ" rùa chỉ trong 1 tuần nữa.
Tuy nhiên, một lo ngại khác, theo ông Tề, là rùa đã già nên bị lão hóa, nhiều phần trong cơ thể thay đổi sắc tố chuyển sang màu trắng nên việc điều trị để đưa về màu xanh xám là rất khó.
Ông Tề cũng cho rằng muốn duy trì sức khỏe tốt cho “cụ” rùa, bên cạnh việc chữa bệnh, cần nhanh chóng làm sạch nước hồ Gươm.
Hiện nước hồ Gươm đang có rất nhiều vi khuẩn, nấm, sinh vật phù du, tảo độc…, sẽ gây bệnh cho "cụ" rùa ngay sau khi trở lại hồ. Lượng bùn dưới đáy hồ cũng rất lớn, khó có thể nạo vét xong trong thời gian ngắn.
Theo ông Tề, việc cải tạo nước sẽ tạo ra môi trường sống tốt, đồng thời tái tạo các sinh vật có ích làm nguồn thức ăn cho “cụ” rùa duy trì sự sống. Song, để đảm bảo đủ nguồn thức ăn, ông Tề cũng kiến nghị thả thêm cá được lấy từ nơi khác.
“Nếu môi trường hồ không được cải thiện, chúng tôi cương quyết không thả rùa ra bên ngoài” - ông Tề nói.
Phác đồ điều trị cho rùa:
|
Bình luận (0)