Theo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Vĩnh Long, dưới chân cầu Mỹ Thuận có mỏ cát dồi dào, ước đạt 14 triệu m3. Chính vì nguồn lợi này, nhiều chủ sà lan đã lén lút vào gần khu vực cầu khai thác cát.
Qua mặt cơ quan chức năng
Một sà lan khai thác cát tại khu vực cầu Mỹ Thuận
“Bắt cóc bỏ dĩa”
Theo một cán bộ của Công ty TNHH MTV Quản lý - Sửa chữa cầu đường 715 (đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì cầu Mỹ Thuận), hoạt động khai thác cát trong khu vực hành lang bảo vệ cầu Mỹ Thuận đã diễn ra mấy năm nay: “Có đêm đi kiểm tra, từ trên cầu nhìn xuống thấy sà lan vào cách cầu 100 m để khai thác cát. Tuy bị nhắc nhở, lập biên bản xử phạt nhưng sau đó họ vẫn tái phạm” - cán bộ này nói.
Trước tình trạng khai thác vô tội vạ, ngày 18-5, Khu Quản lý Đường bộ VII (thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đã có văn bản đề nghị UBND 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang hỗ trợ xử lý, chấm dứt việc khai thác cát sông trong hành lang bảo vệ cầu Mỹ Thuận, gây mất an toàn cho công trình. Tiếp đó, ngày 4-6, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản yêu cầu Sở TN-MT phối hợp với UBND huyện Long Hồ và TP Vĩnh Long kiểm tra, xử lý nghiêm việc khai thác cát sông trong khu vực hành lang bảo vệ cầu Mỹ Thuận.
Hiện nay, việc xử lý tình trạng khai thác cát trái phép ở khu vực cầu Mỹ Thuận như “bắt cóc bỏ dĩa”. “Chúng tôi có kiểm tra việc khai thác cát nhưng mỗi lần như vậy đều thấy sà lan nằm cách cầu 2 km nên không có cơ sở để xử phạt. Chúng tôi cũng phối hợp với Phòng CSGT Đường thủy đi kiểm tra nhưng chỉ đi vào khoảng 4-5 giờ hoặc 19-20 giờ nên không phát hiện được các đối tượng khai thác cát trái phép” - ông Hải nhìn nhận. Cũng theo ông Hải, một trong những nguyên nhân khiến “sa tặc” lộng hành là do việc phối hợp để quản lý và xử phạt giữa 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang chưa chặt chẽ.
Sạt lở lớn Đình Tân Hoa, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm bên bờ sông Tiền, cách cầu Mỹ Thuận 400 m về phía thượng lưu (thuộc xã Tân Hòa, TP Vĩnh Long) đã được di dời sâu vào đất liền hơn 50 m do sạt lở bờ sông.
Còn tại bến phà Mỹ Thuận cũ (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè - Tiền Giang), một số con đường dọc sông Tiền xuất hiện hàm ếch, rất nguy hiểm cho người đi đường.
PGS-TS Lương Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển, cho rằng khi khai thác cát quá mức sẽ tạo ra những hố sâu dưới lòng sông. Phải mất một thời gian dài những hố này mới được bồi đắp nhờ dòng chảy.
Trong thời gian ngắn, những hố sâu này sẽ lấy vật liệu ở bờ để bồi đắp, lâu ngày ở bờ sẽ xuất hiện hàm ếch. Những chỗ có khai thác cát sẽ sạt lở bờ rất nhanh. Việc khai thác cát không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến cầu Mỹ Thuận”. |
Bình luận (0)