Tại thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, một huyện vùng sâu biên giới của tỉnh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng ngay trong giờ giao thừa, rất đông người đổ xô về các chùa để hái lộc (được làm sẵn trên giấy). Có cả trăm thứ lộc từ những mãnh giấy ấy. Người đến xin lộc chỉ cần "cúng tiền" rồi xin lộc từ những mảnh giấy (giống như hái hoa dân chủ) rồi đem đến cho ông” thầy bàn" xem được lộc gì. Có người được ban lộc là lúa, là cá, nhưng có người được lộc cả vàng và thịt lợn, thịt gà... Ngay tại thủ phủ của tỉnh (thị xã Cao Lãnh) còn có cả “thầy chùa đi tiếp thị cúng sao". Bởi theo thông lệ ngày mùng 8 tết là những người theo đạo phật tổ chức cúng sao tại các chùa. Thường thì đại diện gia đình đến chùa gửi trước danh sách tên họ của từng thành viên trong gia đình để nhà chùa làm lễ cầu nguyện cho từng người mạnh khỏe, sống lâu, sống có đức độ, tránh cái ác, hướng cái thiện...Nhưng năm nay, các thầy chùa lại đến từng nhà mời gia chủ tới chùa của mình để "cúng sao" trong ngày đầu xuân (mùng 8 Tết). Mục tiêu của họ là khoản lệ phí mà mỗi thành viên trong gia đình đều phải nộp. Một "đại gia" ở thành phố Hồ Chí Minh quê
ở thị xã Cao Lãnh đã fax một danh sách dài tới 80 thành viên của gia đình luôn cả chi tiết tên họ, năm sinh, quốc tịch, nam, nữ và kèm theo 1 triệu đồng để gửi vào chùa "cúng sao".
Đầu năm đi hái lộc là việc làm rất có ý nghĩa, là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta; cúng sao cũng là việc làm tâm linh đối với người theo đạo, nhưng việc tổ chức “hái lộc“ và “cúng sao” theo kiểu “buôn thần bán thánh“, dựa vào đức tin của người dân để kinh đoanh trục lợi thì cần phải loại bỏ ngay.
Bình luận (0)