xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cựu binh 86 tuổi không thể quên mùa đông năm 1946

Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Cựu binh 86 tuổi trong lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến đã bồi hồi nhớ lại mùa đông 1946, mùa đông rét mướt, ác nghiệt, mùa đông có nhiều thử thách hiểm nghèo trong thế ngàn cân treo sợi tóc…

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô Hà Nội sáng 18-12, cụ Nguyễn Huy Du (SN 1930) bồi hồi bày tỏ niềm xúc động và tự hào được là người tham gia và chứng kiến những giây phút quan trọng của Tổ quốc.

Cụ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm nay 86 tuổi đời nhưng đã có 67 năm tuổi Đảng. Cụ là Đại tá, nguyên là cán bộ Cục Khoa học quân sự - Bộ Tổng tham mưu, đã nghỉ hưu, là uỷ viên Ban liên lạc truyền thống quyết tử Liên khu I, Trung đoàn Thủ đô anh hùng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay người cựu binh 86 tuổi

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay người cựu binh 86 tuổi

Cụ kể những năm trước Cách mạng tháng Tám, đất nước phải sống trong kiếp lầm than dưới xiềng xích phong kiến, thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cha cụ là một viên chức nghèo luôn bị thất nghiệp. Mẹ của cụ buôn bán nhỏ, tần tảo vất vả tối ngày nhưng vẫn không đủ nuôi sống gia đình. Mấy anh em của cụ đều phải thất học, riêng cụ được chú ruột mang về nuôi và cho đi học để sau này lớn lên đi làm kiếm tiền nuôi cha mẹ và các em.

“Ngày 17-8-1945, tôi và bạn bè học sinh tham gia cuộc mít tinh biểu tình cướp diễn đàn của bọn bù nhìn thân Nhật tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Rồi sau đó lao mình vào dòng thác cách mạng đi cướp chính quyền ở dịch Khâm sai Bắc Bộ phủ và đánh chiếm trại Bảo An binh ở phố Hàng Bài…”- cụ kể.

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, cụ tiếp tục đi học ở trường trung học Phan Chu Trinh. Nhưng những ngày cuối năm 1946, thực dân Pháp trở mặt đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng và gây hấn ngay tại Hà Nội, ngang nhiên khiêu khích trắng trợn, cướp bóc, bắn giết đồng bào ta trên các đường phố với dã tâm, âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Căm phẫn trước những hành động tàn bạo của chúng, cụ đã nghỉ học và trốn gia đình ở lại để tham gia chiến đấu.

Đúng 8 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, đèn điện phụt tắt, những quả đại bác đầu tiên ở pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh… nã vào thành Hà Nội. “Giờ cứu nước đã đến, chúng tôi phải xông ngay ra đường để ngả cây cối, ngả cột đèn, rải mìn, rải chướng ngại vật ở phố hàng Da, phố Đường Thành để chặn địch tấn công từ trong thành ra. Tôi đã cùng Trung đội 3 tự vệ chiến đấu, đánh địch từ cửa Nam, hàng Bông, hàng Trống, hàng Gai…”- người cựu binh thuật lại.

Do chiến đấu xông xáo, nhanh nhẹn nên cụ được về làm trinh sát cho Tiểu đoàn 102 khu Đông Thành. Ngoài việc trinh sát nắm tình hình địch, cụ còn làm nhiệm vụ dẫn bộ đội đi tập kích, phục kích và đánh phản kích địch khi chúng mở các cuộc tấn công.

“Tôi thuộc làu đường đi lối lại cả trong lẫn ngoài của những con phố khu Hoàn Kiếm và Đông Thành. Sau 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn, quần nhau với địch trong những căn nhà đổ nát, những khu phố bị bắn tan hoang, cuộc sống trong các chiến hào đầy gian khổ, thiếu thốn… nhưng với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”- cụ diễn tả lại đầy tự hào.

Để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài, cụ cùng Trung đoàn vượt vòng vây dày đặc của địch qua sông Hồng rồi rút khỏi Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc an toàn. Sau đó, cụ tiếp tục chiến đấu trong các chiến dịch cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ và trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954.

Trong kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam, cụ đã chuyển sang đơn vị Pháo binh và tham gia chiến đấu ở các chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên cho đến chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau năm 1975, cụ được về Cục Khoa học quân sự của Bộ Tổng tham mưu làm công tác tổng kết chiến tranh và nghiên cứu khoa học quân sự cho tới khi nghỉ hưu vào tháng 10-1997.

Những ký ức ấy vẫn ăn sâu trong cụ, cụ phát biểu: “Hàng năm cứ vào dịp cuối năm, tôi không thể quên mùa đông 1946, mùa đông rét mướt, ác nghiệt, mùa đông có nhiều thử thách hiểm nghèo như trong thế ngàn cân treo sợi tóc, buộc quân và dân ta phải cầm súng bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt nhưng đã chiến thắng vẻ vang, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm vô giá về ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền. Những người chiến đấu ở Thủ đô giờ đều trên dưới 90 tuổi…”.

Đại diện thế hệ trẻ phát biểu cảm tưởng tại lễ kỷ niệm, PGS-TS Trần Xuân Bách (32 tuổi), giảng viên Đại học Y, xúc động nói: Trong tâm thức thế hệ trẻ chúng tôi, ngày 19-12-1946 là ngày cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống lại cường quốc, thực dân. Qua những nhân chứng lịch sử, thế hệ trẻ chúng tôi vô cùng xúc động trước cuộc chiến đấu kiên cường, tuy chỉ diễn ra 60 ngày nhưng có ý nghĩa trọng đại.

“Chúng tôi cảm nhận rằng huyền thoại không chỉ đọng lại với người Hà Nội hôm nay mà mãi mãi là niềm tự hào, là biểu hiện sáng ngời, kết tinh thành giá trị vô giá cho muôn đời sau”- PGS trẻ tuổi bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo