xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặc nhiệm giữa trùng khơi

MẠNH DUY

Thành lập năm 1998, dù còn son trẻ nhưng cảnh sát biển đã trở thành khắc tinh của các loại tội phạm trên sóng nước, tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo, sát cánh cùng ngư dân

Vùng 1 Cục Cảnh sát Biển (CSB) - Bộ Quốc phòng vừa thực hiện chuyến tuần tra liên hiệp nghề cá trên vịnh Bắc Bộ với tàu ngư chính Trung Quốc. Đây là chuyến tuần biển dài ngày thứ hai của Hải đội 101 - Vùng 1 kể từ đầu năm 2012. Hai tàu 2007 và 2008 vừa cập cảng thì 2 chiếc khác đã lên đường với nhiệm vụ thường xuyên: Trực biển. Với cán bộ, chiến sĩ đội tàu đặc nhiệm này, khái niệm nghỉ ngơi không hề có.

Ăn sóng to, nói gió lớn

Đại úy Trần Xuân Thắng, Biên đội trưởng Hải đội 101, người vừa trở về sau chuyến tuần biển dài gần một tháng, khẳng định: “Dù mới về đất liền chưa đầy 24 giờ nhưng nếu cấp trên giao nhiệm vụ, chúng tôi lại lên đường ngay”. Vì thế, CSB, nhất là những người thuộc biên chế các biên đội tàu cực nhanh, phải có sức khỏe tốt, “ăn sóng to, nói gió lớn”.

Đại úy Thắng vốn là thanh niên vùng đồng bằng nhưng những năm tháng là lính hải quân, sau đó được chuyển sang lực lượng CSB đã khiến chàng trai quê Hà Nam này ngày càng dạn dày trước phong ba bão táp. Bất chấp tình huống ra sao, cán bộ, chiến sĩ biên đội tàu Vùng 1 coi việc “nhận lệnh là nhổ neo” như một khẩu hiệu phải thuộc nằm lòng. Thượng úy Nguyễn Văn Hưng, thuyền trưởng tàu 2007, cho biết: “Có những chuyến chúng tôi đã đi hơn một tháng. Nếu tình huống khẩn cấp xảy ra thì chỉ cần 1 giờ chuẩn bị, tàu đã có thể ra khơi”.

img
Tàu Cảnh sát Biển Việt Nam trong một chuyến tuần tra. ẢNH DO CỤC CẢNH SÁT BIỂN CUNG CẤP
Theo thượng úy Hưng, có những nhiệm vụ thường xuyên như kiểm tra, kiểm soát trên biển nhưng cũng có nhiều việc đột xuất như cứu hộ, cứu nạn, xử lý những vấn đề khẩn cấp về môi trường…, đòi hỏi tinh thần trực chiến luôn 24/24 giờ. Thế nên, các tàu của CSB lúc nào cũng trong trạng thái hoạt động, trang thiết bị, vũ khí và con người luôn sẵn sàng vào vị trí. “Hầu như khi thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp, chúng tôi phải lên đường trong điều kiện sóng to, gió lớn, thậm chí có bão biển” - thượng úy Hưng cho biết.

Lễ, Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi nhưng với CSB, đó lại là những lúc phải cảnh giác cao độ. Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, Hải đội 101 có 2 tàu túc trực ở vùng biển được giao. “Mùng 6 Tết năm rồi, nhận được tin có tàu lạ xâm nhập, tàu chúng tôi đang đậu gần đảo Cồn Cỏ lập tức nhổ neo ra xua đuổi… Lần ấy, tàu 2007 đi trước ngày 23 tháng chạp nhưng mãi đến sau rằm tháng giêng mới về đến bờ ăn Tết” – đại úy Thắng kể.

Cắm chốt nơi tâm bão

Lực lượng CSB hiện đang quản lý gần 1 triệu km2 trên biển. Do nhân lực quá mỏng nên việc kiểm soát toàn bộ vùng biển nước ta vẫn là nhiệm vụ khó khăn. Vùng 1, có trụ sở tại Hải Phòng, hiện quản lý khu vực biển từ cửa sông Bắc Luân - Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị. Đây là vùng biển sôi động, tàu bè đi lại tấp nập, nhiều ngư dân hoạt động nên sự hiện diện của lực lượng CSB chính là chỗ dựa cho bà con.

Thượng úy Nguyễn Văn Hưng xúc động: “Khi có tàu CSB hỗ trợ trong điều kiện thời tiết xấu hoặc chỉ đơn giản là có mặt trên vùng biển chủ quyền của ta thôi, bà con ngư dân đã cảm thấy rất yên tâm”.

Dù chưa có tàu lớn - hầu hết trọng tải chỉ 2.000 tấn - nhưng CSB kiên quyết không để tàu lạ nào xâm phạm, cũng như bảo đảm an ninh hàng hải trên vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, việc tránh gây căng thẳng, xung đột cũng đòi hỏi sự cương quyết và khéo léo khi xử lý các tình huống phức tạp của CSB.

Gặp bão, nếu như tàu thuyền đều tìm cách neo đậu trên các đảo hoặc vào bờ thì tàu của CSB lại thường phải có mặt, cắm chốt  ngay tâm bão. Nếu không phải mùa mưa bão thì trong điều kiện gió mùa Đông Bắc trên vịnh Bắc Bộ luôn rất mạnh, thường xuyên cấp 6-7, việc chốt giữ, bám biển cũng không hề đơn giản.

Tiếp nhận máy bay tuần thám hiện đại

Tháng 8-2012 tới, Cục CSB sẽ tiếp nhận chiếc máy bay tuần thám hiện đại đầu tiên CASA-112 do Tây Ban Nha sản xuất theo đơn đặt hàng 3 chiếc.
Cùng với việc bổ sung những con tàu có trọng tải lớn đủ khả năng đi biển dài ngày, 3 chiếc máy bay tuần thám này cũng giúp CSB nâng cao khả năng kiểm soát vùng biển, vùng trời trong khu vực lãnh hải Việt Nam.

Phi đội 4, phi đội đầu tiên của lực lượng CSB, cũng đã chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ khi tiếp nhận máy bay CASA-112.

Kỳ tới: Khắc tinh của tội phạm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo