
“Hố tử thần” xuất hiện ở ngã tư Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân do ống cấp nước bị vỡ. Ảnh: Ánh Nguyệt
“Cây đũa thần” georadar
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Việt Kỳ, Trưởng Khoa Địa chất - Dầu khí Trường ĐH Bách khoa TPHCM, lại tỏ ra nghi ngờ về tỉ lệ thành công của máy georadar. Theo ông, phải có nghi vấn và khảo sát từ trước các vị trí bất thường, sau đó mới dùng máy georadar để dò tìm chứ chiếc máy này không tự phát hiện được các vị trí bất thường. Vả lại, máy georadar hoàn toàn “điếc” khi đi vào vùng có nước.
Các chuyên gia cho rằng bản thân chiếc máy không làm nên chuyện mà chủ yếu là ở người “đọc” và “hiểu” nó. Hiện nay, cán bộ có trình độ và kinh nghiệm giải mã số liệu đo được từ máy georadar tại Việt Nam rất ít. Ông Lê Toàn, Phó Giám đốc Sở GTVT, cũng cho rằng bên cạnh việc mua máy georadar cần phải tổ chức lực lượng đi tuần tra, khảo sát, dự đoán những vị trí nghi vấn, sau đó dùng máy georadar dò tìm và giải mã những số liệu thu thập được.
Bắt buộc ký quỹ
Lỗi do con người! Từ tháng 7-2010 đến tháng 8-2011, toàn TP xuất hiện 145 “hố tử thần” và đến nay chưa có dấu hiệu ngừng lại. Phân tích các vị trí lún sụp cho thấy có đến 75% liên quan đến công trình ngầm cấp - thoát nước (bị bể, xì, hở mối nối) gây xói lở dẫn đến sụp mặt đường, 18% do thi công tái lập mặt đường không đúng quy trình và 7% liên quan đến địa chất thủy văn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do con người: Thi công đào lấp các công trình hạ tầng không đạt chất lượng, gây hư hỏng các tuyến cống cấp thoát nước, làm hở mối nối các hố ga thu nước, tạo nên dòng nước ngầm tạm thời trong nền đường gây ra hiện tượng xói rỗng và xói ngầm tạo nên hố sụt.
Ngoài ra còn do tình trạng bất cập trong công tác quản lý. Cụ thể là khi chuẩn bị thực hiện một công trình có sử dụng không gian ngầm, TP chưa có một quy trình, quy định thống nhất nào từ lúc lập dự án cho đến khi thi công hoàn tất đưa vào sử dụng... |
Bình luận (0)