xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu QH đề nghị “thiến hoá học” tội hiếp dâm trẻ em

Thế Dũng

(NLĐO)- Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng vụ ông nội và bố đẻ xâm hại tình dục con đẻ và cháu ruột ở Vĩnh Long là không thể chấp nhận và đề xuất “thiến hoá học” loại tội phạm này cần nghiên cứu áp dụng để đủ sức răn đe.


Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng phát biểu

Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng phát biểu

Sáng nay 3-4, hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã chính thức khai mạc với việc cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (dự luật BLHS).

Theo Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, dự án luật còn một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, đây là các luật đã cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và được các cơ quan thẩm tra và cơ quan hữu quan, chuyên gia cho ý kiến. Sau hội nghị này còn các bước tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung và UBTVQH xem xét lại, hoàn chỉnh và xin ý kiến các Đoàn ĐBQH cho ý kiến để lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 3 dự kiến khai mạc vào ngày 20-5 tới đây.

Cho ý kiến về dự luật BLHS, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nêu lại việc báo chí ngày 2-4 đã đồng loạt đưa tin cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã bắt cả ông nội và bố đẻ về xâm hại tình dục, đối với con đẻ và cháu ruột của mình mới chỉ 11 tuổi.

"Đây là điều trái thuần phong mỹ tục, đây là hiện tượng loạn luân không thể chấp nhận được. Tôi cho rằng cần có biện pháp mạnh, gần đây đã có ý kiến đưa vấn đề “thiến hoá học” vào, đề nghị nghiên cứu kỹ hình phạt này, nếu đủ sức răn đe thì nên nghiên cứu để thực hiện"- ông Nhưỡng kiến nghị.

Góp ý cụ thể dự án luật về quy định xử lý hình sự với trẻ em, tôi đồng tình với phương án 2, chí ít là phương án 2. “Tôi cảm giác chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa xử lý hình sự và giảm nhẹ hình phạt” - ông Nhưỡng băn khoăn.

ĐB Nhưỡng cho biết trong báo cáo về cải cách tư pháp trình Bộ Chính trị, trong quan điểm cải cách tư pháp cũng không nói rõ chỉ xử lý trẻ em từ 14 đến dưới 16 tuổi với những tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Về lý luận, ở lứa tuổi này nhận thức non nớt, trải nghiệm chưa nhiều, có nhiều em do hoàn ảnh gia đình xô đẩy mà phạm tội.

Như vậy, những người chỉ nhận thức ở tầng thấp, mà chúng ta chỉ xử lý tội phạm ở tầng cao, nhận thức ở tầng rất cao như hiếp dâm, giết người, bắt cóc, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tôi cho rằng như thế là không phù hợp. Chúng ta đi ngược lại với Điều 91 là nguyên tắc áp dụng BLHS của chính bộ luật.

Điều 91 quy định việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc truy cứu TBNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Như vậy có nghĩa chúng ta đang xử lý những việc mà người ta không nhận thức tới, nó quá nghiêm trọng, họ không nhận thức tới thì chúng ta xử lý, còn bỏ phần bên dưới, tức là 4 cấp độ tội phạm thì chủ yếu xử lý ở hai tầng cao nhất, còn hai tâng bên dưới bỏ qua. Có thể giảm nhẹ hình phạt, chứ không thể không xử lý, còn nếu chỉ xử lý ở cấp độ ở tầng trên, có nghĩa chúng ta sẽ không có tội phạm để xử lý và như thế là dung túng cho các em, trái cả về nguyên lý, lý luận và thực tiễn.

Còn tầng dưới, tại sao 267 ĐBQH được lấy ý kiến cho rằng nên giữ nguyên quy định này của BLHS 2015, một số ĐB còn cho rằng cần trở lại quy định của BLHS 1999, vì xét về tổng kết phạm tội của Bộ Công an cũng như thực tiễn phòng chống tội phạm, tình hình trẻ em hiện nay cho thấy, chủ yếu trẻ em phạm tội ở tội phạm nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, dánh nhau, sát phạt nhau… chứ ít các em không thể đi bắt cóc, tống tiền được, cũng không ai tin tưởng giao cho các em số tiền lớn để các em lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được.

"Tôi đồng tình với phương án 2, giữ nguyên quy định của BLHS 2015"- ông Nhưỡng bày tỏ.

Cũng vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng phương án 2 như luật 2015, phải chịu thêm 3 tội này vì hiện nay tội phạm trẻ hóa, tính chất phức tạp, phi nhân tính, nên phải răn đe.

Ông Phương bày tỏ sự không đồng tình với lý giải rằng tuổi này nhận thức chưa đến. "Những em mà cố ý gây thương tích, hiếp dâm mà tình trạng hiếp dâm vừa qua nổi lên thì không thể là trẻ em bình thường nữa mà trẻ em cá biệt, phải xử lý"- ông Phương kiến nghị.

Ông Phương phân tích: "Nếu đưa ra lý luận vì những lợi ích lớn nhất của trẻ em theo tôi cũng… lợi ích tốt nhất của trẻ em hay vài trẻ em. Nếu ta xử nghiêm, có môi trường tốt thì pháp luật nghiêm, tạo môi trường tốt thì trẻ em được hưởng lợi ích tốt nhất. Còn một vài trẻ em gây loạn xã hội như thế mà nói lợi ích tốt nhất thì tốt nhất ở môi trường hay tốt nhất ở nhân đạo cho một số cá nhân mà làm ảnh hưởng cho hàng trăm, nghìn trẻ em khác, người khác trong xã hội".

Trước đó, chiều 2-4, Đại tá Phạm Văn Ngân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi, cùng ngụ xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em. Nạn nhân là bé gái P.T.L.Đ. (11 tuổi), là con của T. và là cháu nội của S.

Theo điều tra ban đầu, bé Đ. từng bị cha và ông nội cưỡng bức nhiều lần nhưng không dám nói ra. Vào ngày 29-3, bé Đ. kể cho bà ngoại mình là bà Nguyễn Thị M. nghe chuyện Đ. bị T. và S. xâm hại tình dục nhiều lần. Tức giận, bà M. liền dẫn cháu Đ. đến trình báo công an. Sau đó, bà M. dẫn Đ. đến bệnh viện với lực lượng công an để làm thủ tục giám định.

Khi công an mời lên làm việc, cả ông T. và ông S. đều thừa nhận hành vi cưỡng bức cháu Đ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo