xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Quốc hội sao lại “né” báo chí!

Thế Dũng thực hiện

Đây là quan điểm của ông Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội 5 khóa

Phóng viên: Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân vừa khẳng định đại biểu (ĐB) QH phải có trách nhiệm trả lời báo chí và bà sẽ nhắc nhở ĐBQH nào “né” báo chí. Ông nhìn nhận thế nào về điều này?

- Ông Nguyễn Văn Tuyết: Quan điểm của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hoàn toàn chính xác. Báo chí là một kênh thông tin quan trọng. Người dân thông qua báo chí để biết về hoạt động của ĐBQH và QH đối với những vấn đề mà họ quan tâm.

img

Qua báo chí, ĐBQH cũng chuyển tải quan điểm, chính kiến, mối quan tâm của mình đối với những vấn đề nóng của đất nước, của QH qua quá trình thảo luận, chất vấn và trả lời báo chí.

Trong nhiều khóa QH gần đây, vẫn có hiện tượng ĐBQH rất hiếm khi hoặc từ chối, thậm chí chưa từng trả lời báo chí và luôn “né” báo chí dù chỉ là những câu hỏi thông tin thời sự đơn thuần. ĐBQH như vậy có xứng đáng là người đại diện của dân?

- Theo tôi, ĐBQH cứ mạnh dạn trao đổi với anh em báo chí. Báo chí rất cần ĐBQH cung cấp thông tin và thông tin đến báo chí là đến với người dân. Nếu ĐBQH né tránh thì ai sẽ trả lời những vấn đề được đặt ra và có thể dẫn đến người dân hiểu rằng ĐBQH không hoàn thành nhiệm vụ mà họ giao phó.

Thực tế, số ĐBQH “né” báo chí không nhiều nhưng dù không nhiều thì đây cũng là bài học cho chính họ và các ĐB khác để rút kinh nghiệm. Việc “đối mặt” với báo chí cũng thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước, với cử tri và nhân dân.

Các phóng viên phỏng vấn đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp Quốc hội Ảnh: BẢO TRÂN
Các phóng viên phỏng vấn đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp Quốc hội Ảnh: BẢO TRÂN

Trong kỳ họp này, đất nước xảy ra những vấn đề nóng như Formosa hay bổ nhiệm cán bộ thiếu phẩm chất, đạo đức, sai phạm. Ông có định trả lời báo chí về những vấn đề này?

- Quan điểm của tôi là ủng hộ quyết tâm của Chính phủ, các cơ quan chức năng trong giải quyết vấn đề Formosa, bổ nhiệm cán bộ cũng như các giải pháp đề ra. Tôi ủng hộ việc xử lý và tìm đúng bản chất, nguyên nhân của các sự việc đó để công khai cho người dân được biết. Tôi cũng sẽ trả lời nếu báo chí đặt câu hỏi. Đối với nhiều vấn đề nóng của đất nước, hoạt động của QH thì ĐBQH còn chủ động tìm báo chí để trả lời chứ không phải né tránh, từ chối.

Là một trong 5 ĐBQH đã kinh qua nhiều khóa QH, ông có thống kê được mình từng trả lời phỏng vấn báo chí bao nhiêu lần, có kỳ họp nào ông không trả lời báo chí và ông thấy khó khăn gì khi đối diện với báo chí?

- Tôi là một trong 5 ĐBQH khóa XIV vinh dự là thành viên của 5 khóa QH (4 người còn lại là Trưởng Ban Dân vận trung ương Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga - PV).

Tôi không thể thống kê bao nhiêu lần trả lời báo chí song mỗi kỳ họp, tôi đều trả lời. Đối với những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực phụ trách như thể thao, thanh niên thì tôi không nề hà, từ chối bất cứ câu hỏi nào từ báo chí.

Còn khó khăn khi trả lời báo chí thì cũng không hẳn nhưng đối với những vấn đề chưa đủ thông tin, chưa hiểu biết cặn kẽ thì đúng là khó đưa ra câu trả lời làm thỏa mãn báo chí và người dân. Báo chí có thể đặt ra những câu hỏi trước đó để ĐB chuẩn bị và khi ĐB hiểu vấn đề, họ sẽ tự tin trả lời chính xác, đầy đủ hơn.

Ông thấy sao về hình ảnh một số ĐBQH “chạy”, phẩy tay xua báo chí?

- Tôi chưa từng “né”, trốn chạy báo chí. Mình có thể không trả lời ngay vì mình chưa rõ và báo chí cũng thông cảm để trả lời vào dịp khác. Nhưng không nên trốn chạy hay là biểu hiện không đẹp, làm vậy có thể dẫn đến hiểu sai ĐB mất lịch sự.

Từ những lần trả lời báo chí của ông đã giúp cho lĩnh vực của bộ - ngành nào tốt lên không?

- Có chứ. Điển hình là việc Việt Nam chuẩn bị đăng cai ASIAD 18, chính anh đã hỏi tôi. Tôi đã bày tỏ sự không ủng hộ chúng ta tổ chức vì tình hình đất nước còn nhiều khó khăn. Sau đó, Chính phủ đã quyết định dừng tổ chức ASIAD 18. Hay việc trả lời báo chí về chính sách đối với vận động viên thành tích cao còn hạn chế, sau đó cơ quan chức năng đã có điều chỉnh để cải thiện cho vận động viên...

Hôm nay, QH bầu Chủ tịch nước

Từ ngày 25 đến 29-7, QH bước vào tuần làm việc thứ hai, cũng là tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ nhất. Đáng chú ý, ngày 25-7, Chủ tịch QH trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để QH bầu Chủ tịch nước. Sau khi hoàn tất cả quy trình, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức. Ngày 26-7, tân Chủ tịch nước sẽ trình bày tờ trình về dự kiến nhân sự để QH bầu Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong ngày này, QH sẽ bầu Thủ tướng và ngay sau đó tân Thủ tướng sẽ làm lễ tuyên thệ.

Cũng liên quan đến công tác nhân sự, QH sẽ cho ý kiến và biểu quyết thông qua cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; QH phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín; QH bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; QH phê chuẩn danh sách các phó chủ tịch, các ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh cùng danh sách các phó chủ tịch, các ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín…

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo