xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại học tìm đường đi

Lưu Nhi Dũ

Chất lượng đại học (ĐH) Việt Nam đang tụt hậu, thậm chí tụt hậu xa so với thế giới, nằm trong nhóm tụt hậu như Lào và Camphuchia là nhận định chung của nhiều đại biểu tham dự hội thảo về cải cách giáo dục ĐH do Nhóm đối thoại giáo dục và Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM tổ chức trong 2 ngày 31-7 và 1-8.

Những lời cảnh báo đó đã có từ nhiều năm trước nhưng sức ì của một nền giáo dục ĐH lạc hậu và bao cấp đã cản trở đổi mới.

Trong nhiều vấn đề bất cập của giáo dục ĐH nước ta, quyền tự chủ được cho là điểm yếu lớn nhất. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy quyền tự chủ có tính quyết định đến chất lượng ĐH. Hàn Quốc, ở thập niên 80 của thế kỷ trước cũng có xuất phát điểm như nước ta hiện nay và trước đó, họ đã loay hoay tìm đường đi cho giáo dục ĐH. Cuối cùng, với các quyết sách ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư trọng điểm cho giáo dục ĐH và họ đã thành công như ngày nay. Một trong những yếu tố làm nên nền giáo dục ĐH chất lượng như ngày hôm nay là họ dám giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường từ năm 1995. Ngoài ra, Hàn Quốc còn dành ngân sách rất lớn cho giáo dục ĐH khi từ năm 1990, chính phủ đã hỗ trợ tài chính cho các trường tư thục. Nhờ chính sách này mà tỉ lệ sinh viên Hàn Quốc học ở các trường ĐH, CĐ ngoài công lập lên đến gần 80%. Từ năm 1999-2012, Hàn Quốc cũng đã chi 3,4 tỉ USD cho chương trình quốc gia “Trí tuệ Hàn Quốc thế kỷ 21 - Brain Korea 21” để thúc đẩy đào tạo sau ĐH và nghiên cứu trong các trường ĐH.

Bài học đầu tư cho giáo dục ĐH của Hàn Quốc rất đáng để chúng ta nghiên cứu và cũng từ đó, những điểm yếu của giáo dục ĐH nước ta lộ rõ. Hậu quả dễ thấy nhất khi mà Việt Nam hiện có khoảng 9.000 GS, PGS, hơn 24.000 TS mà số ấn phẩm khoa học trong 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của Trường ĐH Tokyo (69.806 ấn phẩm) và bằng một nửa của Trường ĐH Quốc gia Singapore (28.070 ấn phẩm). GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales - Úc) cho rằng số lượng và số bài báo khoa học của Việt Nam so với các nước trong vùng cho thấy Việt Nam cần đến hơn nửa thế kỷ nữa mới đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan, Malaysia chứ chưa nói gì đến các nước tiên tiến khác.

ĐH Việt Nam đã bơi rất lâu trong cái vòng luẩn quẩn và nay phải tìm đường đi. Luật Giáo dục ĐH ở nước ta cũng cho phép các trường tự chủ nhưng tính tự chủ vẫn nửa vời và các trường công lập vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, cả trong tài chính lẫn quản lý, đào tạo, tuyển dụng… Đánh giá lại việc đầu tư tài chính cho giáo dục ĐH cũng là vấn đề then chốt, mở nút cho nhiều vấn đề khác còn tồn tại. Ngoài ra, củng cố hệ thống ĐH ngoài công lập, đưa hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn, chứ không phải để làm nhiệm vụ “phổ cập ĐH”.

Kinh nghiệm của nhiều nền giáo dục ĐH trên thế giới đã mở nhiều hướng đi để đến đích. Vấn đề còn lại là chúng ta phải biết chọn hướng tốt nhất để đi...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo