xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại sứ Phạm Sanh Châu vào "vòng ba" tuyển Tổng Giám đốc UNESCO

D.Ngọc

(NLĐO)- 12 giờ trưa nay 28-4 (giờ Paris) Đại sứ Phạm Sanh Châu sẽ bước vào vòng thi phụ của cuộc tranh cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.

Đại sứ Phạm Sanh Châu xuất sắc vượt qua vòng thi làm Tổng Giám đốc UNESCO ngày 27-4 được truyền hình trực tiếp - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao
Đại sứ Phạm Sanh Châu xuất sắc vượt qua vòng "thi" làm Tổng Giám đốc UNESCO ngày 27-4 được truyền hình trực tiếp - Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao

12 giờ trưa nay 28-4 (giờ Paris), tức 17 giờ chiều 28-4 (giờ Hà Nội), Đại sứ Phạm Sanh Châu sẽ bước vào vòng thi phụ của cuộc tranh cử vào vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Tại vòng thi này, ông Phạm Sanh Châu trình bày cương lĩnh tranh cử bằng tiếng Pháp trước 70 nước thành viên nhóm Pháp ngữ.

Vòng thi phụ này được xem như "vòng thứ ba" của cuộc tranh cử vào chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO. Như vậy, đại diện đến từ Việt Nam đã tiến thêm một bước nữa trong cuộc thi tuyển vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.

Tuy là vòng thi phụ nhưng lại khá quan trọng vì nó là căn cứ để 58 thành viên Cộng đồng Pháp ngữ đánh giá xem tiếp tục có thể bỏ phiếu cho Đại sứ Phạm Sanh Châu cho chức vụ Tổng giám đốc UNESCO hay không.

Trước đó, ông Châu là 1 trong số 9 ứng viên đến từ 4 châu lục và 5 nhóm bầu cử, những người đã vượt qua vòng loại đầu tiên để tham gia cuộc thi toàn cầu chọn ra người điều hành cao nhất của UNESCO, sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng và trung tâm thuộc UNESCO. Đại sứ Phạm Sanh Châu, ứng cử viên duy nhất của khu vực Đông Nam Á cho chức vụ Tổng Giám đốc UNESCO, đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình trong màn tranh cử vào vị trí này trong phiên họp toàn thể công khai của UNESCO vào ngày 27-4.

Đại sứ Phạm Sanh Châu là ứng cử viên nhận được nhiều câu hỏi nhất. Trong phần dự thi dài 90 phút, sau 10 phút thuyết trình, ông đã nhận được 18 câu hỏi từ cử tọa. Gần như hầu hết các nước của Hội đồng đều đề bảng đặt câu hỏi. Những câu hỏi rất đa dạng, về nhiều vấn đề. Ông Châu đã nhanh chóng trả lời tất cả các câu hỏi trong khung thời gian cho phép với phong thái tự tin, đĩnh đạc và không kém phần sinh động, lúc bằng tiếng Anh, lúc bằng tiếng Pháp (tuỳ theo người đặt câu hỏi). Đại sứ Châu thậm chí tỏ thiện chí rút ngắn câu trả lời từ 5 xuống 2 phút để tạo điều kiện cho nhiều người được trả lời hơn.

Phần thi của Đại sứ Phạm Sanh Châu đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các đại biểu dự họp. Các Đại sứ Nhật Bản và Serbia khẳng định Đại sứ Phạm Sanh Châu là ứng cử viên trình bày hay nhất và ấn tượng nhất cho tới thời điểm ông dự thi. Đại sứ Tây Ban Nha thì “thắc mắc” ông đọc tài liệu lúc nào mà nắm bắt vấn đề tốt thế. Ngoài ra mọi người còn nhận xét, Đại sứ Châu là ứng viên có nhiều người đặt câu hỏi nhất, và là ứng viên có nhiều người chúc mừng nhất, có cá tính, có "cái tôi" mà mọi người rất thích.

Trong khi trình bày, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã lồng ghép Việt Nam là đất nước đã trải qua chiến tranh, tự hào về quá khứ hào hùng của mình, đạt được rất nhiều thành công trong quá trình đổi mới, chuyển biến xã hội và kinh tế. Việt Nam cũng là nước có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, làm bạn với tất cả các nước. Ông chia sẻ mọi người cũng thấy thú vị khi lần đầu tiên Việt Nam đề cử ứng cử viên, hội tụ đủ tất cả các thế mạnh quốc gia và thế mạnh cá nhân.

Đây là lần đầu tiên UNESCO đưa ra một quy trình hoàn toàn mới trong việc tuyển chọn Tổng Giám đốc, giống quy trình tuyển chọn Tổng thư ký Liên Hiệp quốc. Lần đầu tiên, UNESCO cho phép mọi người vào phòng để nghe (trước kia là đóng cửa, chỉ có các nước thành viên mới được ngồi dự). Đồng thời, tăng thời lượng hỏi từ 60 phút lên 90 phút, cho phép hỏi trực tiếp, truyền hình trực tiếp. Trước đây trình bày 30 phút và hỏi 30 phút thì bây giờ trình bày chỉ có 10 phút, còn hỏi 80 phút. Tiến hành đặt câu hỏi tại chỗ, qua bốc thăm, để tránh việc nước này có thể cài nước kia hỏi câu hỏi cho mình. Có thể thấy quy trình tuyển chọn Tổng Giám đốc mới này có tính bất ngờ cao, sức ép cũng rất lớn.

Sau vòng phỏng vấn này, Hội đồng chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10-2017. Tháng 11-2017, chủ tịch Hội đồng chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng chấp hành đã chọn. Đại hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín để bầu ra Tổng giám đốc UNESCO. Tổng giám đốc do Hội đồng chấp hành đề cử và được Đại hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, tối đa 2 nhiệm kỳ.

img

Đại sứ Phạm Sanh Châu tự tin tham gia vòng vấn đáp trong cuộc thi tuyển Tổng Giám đốc UNESCO trước hàng chục đại biểu đến từ khắp mọi quốc gia trên thế giới, truyền trực tiếp qua website của UNESCO cho tất cả cán bộ làm cho các văn phòng UNESCO và 193 Uỷ ban quốc gia UNESCO trên toàn thế giới theo dõi với Huân chương Lao động trên ngực và chai nước uống từ một thương hiệu Việt Nam trên bàn.

Trả lời câu hỏi vì sao có chai nước ngọt này trên bàn, ông Phạm Sanh Châu cho biết khi thi ông cần uống nước ngọt, không có gas, mà ở UNESCO chỉ có Coca. Mặt khác, đây là sản phẩm của Việt Nam, ông cũng muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam trong phần dự thi. Ban đầu ông định mặc áo dài truyền thống, nhưng quy định của ban tổ chức không cho phép. Do đó, ông chọn nước ngọt của Việt Nam. "Có dịp là quảng bá sản phẩm của Việt Nam ngay"- Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo