xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đáng sợ bọ xít hút máu

NGỌC DUNG

Những ổ bọ xít hút máu đã phát tán ở ít nhất 20 tỉnh, thành, tập trung tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế. Người bị chúng hút máu có thể rối loạn nhịp tim, suy kiệt sức khỏe rồi dần tử vong

Bọ xít hút máu là thủ phạm gây bệnh ký sinh trùng (Chagas) tại khu vực Mỹ Latin từ nhiều năm trước. Gần đây, một số loài đã âm thầm phát tán trên toàn thế giới và xuất hiện ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Hiểm họa toàn cầu

Tại hội thảo quốc tế “Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu ở Việt Nam” mới đây, các chuyên gia nhìn nhận loại côn trùng này đang trở thành mối hiểm họa toàn cầu. Bọ xít hút máu đang xuất hiện nhiều tại Việt Nam, Thái Lan, Philippines... Chúng phát tán trên toàn thế giới qua các phương tiện giao thông đường biển, đường sông và có sự liên quan với vật chủ là chuột.

Ông Jun Nakagawa, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết các trường hợp mắc Chagas đã được báo cáo ở 19 nước ngoài Mỹ Latin, trong đó có Nhật và Úc. “Bệnh Chagas có nguy cơ cao trở thành một vấn đề sức khỏe ở Tây Thái Bình Dương. Vì thế, bệnh này cần được nghiên cứu và quan tâm hơn nữa, nhất là khi gần đây, không chỉ Việt Nam mà bọ xít hút máu còn xuất hiện tại Thái Lan, Philippines” - ông Nakagawa lo ngại.

img
Bọ xít hút máu thường chọn nơi ẩm thấp hoặc khe tối trú ngụ và tấn công con người vào ban đêm. Ảnh: LÂM NGUYỄN

Theo ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, bọ xít hút máu có xu hướng lan rộng và tấn công người tại nhiều nơi ở Việt Nam. Hiện các ổ bọ xít hút máu đã phát tán ở ít nhất 20 tỉnh, thành, tập trung tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế.

Tại Hà Nội, bọ xít hút máu đang lây lan nhanh chóng làm nhiều người lo sợ. Theo PGS-TS Trương Xuân Lam, Trưởng Phòng Côn trùng học thực nghiệm thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong 3 năm 2010-2012, Hà Nội có đến 31/36 phường với 121 điểm ở 21 quận, huyện ghi nhận sự hiện diện của bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata.

Từ đầu năm 2013 đến nay, hàng trăm người đã bị bọ xít hút máu tấn công. Mật độ và số lượng của chúng tại Việt Nam ngày càng tăng. “Ngoài ruồi, muỗi thì bọ xít hút máu là côn trùng đáng lo ngại nhất cho sức khỏe người dân đô thị. Tuy vậy, nghiên cứu về chúng gần như vẫn là con số 0. Đường lây truyền và cách nào đối phó với loài côn trùng hút máu này vẫn là câu hỏi lớn” - ông Lam băn khoăn.

Khó nhận biết, khó phòng vệ

GS-TS Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam, cho biết bọ xít hút máu người có thể gây rối loạn nhịp tim, mạch máu, suy kiệt sức khỏe rồi dẫn đến tử vong. “Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của bọ xít hút máu. Trong khi đó, chúng đang phát triển nhanh chóng và thích nghi với nhiều môi trường sống nên cần sớm có thông tin về đường truyền bệnh cho người để có cách ứng phó” - GS Côn nhìn nhận.

Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm Chagas do bị bọ xít hút máu. Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn không thể yên tâm vì Việt Nam chưa có bộ kit đặc hiệu để xét nghiệm cụ thể, tất cả chỉ dựa vào quan sát. “Theo các chuyên gia ở một số nước có người nhiễm Chagas do bọ xít hút máu, tình trạng tại Việt Nam hiện nay tương tự giai đoạn khởi phát ở nước họ” - ông Lam cho biết.

Theo PGS-TS Lam, bọ xít hút máu thường tấn công người đang ngủ. Ban ngày, chúng lẩn trốn vào các khe tối hoặc nơi ẩm thấp, về đêm mới ra ngoài chủ động tấn công người, cắn và hút máu. Vì thế, người ta khó nhận biết sự có mặt của chúng và rất khó phòng vệ. Gầm giường, trần nhà, khe tường, nơi chứa củi… là nơi chuột sinh sống và đây chính là vật chủ cung cấp thức ăn cho bọ xít hút máu.

“Theo một nghiên cứu, kiểm tra máu dạ dày của 200 con bọ xít hút máu cho thấy 85% là máu của chuột, 7,5% của chuột và người. Tháng 7, 8, 9 là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu nên chúng sẽ tràn vào nhà dân tìm thức ăn. Ở thời gian này, nguy cơ con người, nhất là trẻ nhỏ, bị tấn công rất cao. Khi bị bọ xít cắn, ngoài những vết tích trên cơ thể, trẻ nhỏ thường bị sốt, mệt mỏi” - ông Lam cảnh báo.

GS Côn cho biết bọ xít hút máu thường cắn sau gáy, lưng, cổ, bả vai, cánh tay và chân. Người bị chúng cắn có biểu hiện ban đầu đau rát, ngứa, sưng tấy, sốt. Nhiều trường hợp chân, tay khó cử động do vết đốt sưng to và phù nề. “Nếu vết cắn sưng to kèm theo sốt, người dân cần đi khám để được điều trị. Khi bị cắn, không nên gãi để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Người dân nên chú ý dọn dẹp vệ sinh để tiêu diệt và phá vỡ điều kiện sống thuận lợi của bọ xít hút máu” - GS Côn khuyến cáo.

Sống dai như đỉa

Theo PGS-TS Trương Xuân Lam, một con bọ xít hút máu có thể sinh sản 100-200 trứng ở bất cứ nhiệt độ, môi trường nào và 80% trong số đó tồn tại được nếu có đủ thức ăn - máu người và động vật. Đây là loài sống rất dai, chỉ cần hút máu 2-3 lần/năm là có thể sống cả vòng đời.

“Bọ xít hút máu đang sống rất “tự do”, không bị con gì ăn và con người cũng chưa có cách đối phó hữu hiệu nên khả năng sinh sản và tồn tại rất ổn định” - ông Lam lo ngại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo