Một khách sạn tiêu chuẩn 3 sao sẽ hiện diện ở khu vực thác Bản Giốc trong thời gian tới. Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng đang sửa sang lại đường sá và trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư đến với địa danh này. “Bản Giốc sẽ sớm bừng tỉnh” - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, ông Hà Văn Hiển, quả quyết. Lúc này, đến Cao Bằng, chúng tôi nghe nhiều người nói tới “thời cơ của Bản Giốc”.
Một góc thác Bản Giốc kỳ vĩ
Mò mẫm tìm đường
Thác Bản Giốc cách thủ đô Hà Nội gần 400 km, cách TP Cao Bằng 90 km, được đánh giá là thác nước đẹp và hùng vĩ nhất trong những ngọn thác của dải đất hình chữ S.
Điều chúng tôi thắc mắc nhất là trong hành trình 400 km từ Hà Nội đến thác Bản Giốc không hề nhìn thấy một tấm biển chỉ dẫn tới địa danh này. Ngay cả khi tìm đường lên Bản Giốc ở TP Cao Bằng, giải pháp tốt nhất vẫn là phải hỏi người dân địa phương.
Chúng tôi gặp một nhóm du khách từ TPHCM lặn lội đường xa ngược lên biên giới phía Bắc với khát khao được một lần diện kiến ngọn thác hùng vĩ mà họ mới chỉ được đọc, được nghe và hình dung qua trí tưởng tượng. Họ cũng tỏ ra thất vọng bởi cả đoàn đã mất hàng giờ hỏi thăm rồi mò mẫm tìm đường tới thác Bản Giốc.
Các bạn trẻ hào hứng khám phá “đệ nhất thác”
Dịch vụ còn sơ sài
Đến Bản Giốc, chúng tôi và nhiều người khác không khỏi chạnh lòng. Tại đây, Cao Bằng gần như chưa xây dựng bất cứ cơ sở du lịch nào để giữ chân du khách.
Bắc Bộ.
Mỗi năm, chỉ có khoảng 30.000 du khách tới thác Bản Giốc. Tỉnh Cao Bằng là chủ nhà của chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc năm 2012 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Cùng với việc Pác Pó vừa được công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia, thác Bản Giốc cần có được vị thế xứng đáng trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Ông Hà Ngọc Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, nhìn nhận: “Tỉnh lộ 256 được nâng cấp sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ TP Cao Bằng tới thác Bản Giốc và là điều kiện để khu vực này phát triển”. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho rằng các đơn vị thi công mở rộng tỉnh lộ đã quên mất việc đặt biển chỉ dẫn cho khách, ngay cả khi đường tới Bản Giốc đang ngổn ngang vì sửa chữa.
Trên hành trình trở về thủ đô Hà Nội, chúng tôi nhìn thấy nhiều nhóm thanh niên mặc áo đỏ in hình sao vàng lên thăm thác Bản Giốc. Có lẽ, chính họ chứ không ai khác sẽ là những người góp phần đánh thức Bản Giốc bằng tình yêu Tổ quốc mãnh liệt của mình.
Yêu từng tấc đất quê hương Đến thác Bản Giốc, chúng tôi gặp 2 nhóm du khách đến từ TPHCM, trong đó có 2 chàng trai đã đi xuyên Việt bằng xe máy. Thác Bản Giốc là một trong những điểm đã được họ vạch sẵn trên hành trình từ Nam ra Bắc của mình. Nguyễn Trí Đức, 1 trong 2 chàng trai, là kỹ sư phần mềm đang làm việc cho một công ty nước ngoài ở TPHCM, tâm sự: “Chúng tôi đã đến Mũi Ngọc - Quảng Ninh, nơi bắt đầu của dải đất hình chữ S và giờ là thác Bản Giốc, tiếp theo sẽ là cực Bắc Tổ quốc Lũng Cú”. Biển số xe 59 từ TPHCM của 2 thanh niên này đã mờ đi vì bụi đỏ và bùn đất như chứng minh cho khát khao mãnh liệt được đặt chân tới Bản Giốc. Một nhóm bạn trẻ bên cột mốc dưới chân thác Bản Giốc Một nhóm du khách khác cũng đến từ TP mang tên Bác lại chọn cách mặc áo màu quốc kỳ với sao vàng để ra mắt “đệ nhất thác”. Ai nhìn vào cũng hiểu họ là những người trẻ yêu nước, yêu từng tấc đất quê hương. Cô gái trẻ Đinh Thị Lan kể: “Chúng tôi đã dồn tất cả những ngày nghỉ phép của năm nay để đến thăm Hà Nội và đến với thác Bản Giốc. Qua tìm hiểu, tôi biết rằng khu vực thác có cả những du khách quốc tế tham quan. Thế nên, mặc áo cờ đỏ sao vàng là cách khẳng định: “Tôi là người Việt Nam và tôi đến thăm thác của đất nước tôi”!”. |
Bình luận (0)