Những ngày này, đi lên các huyện miền núi Thanh Hóa như Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước… đâu đâu cũng thấy đào rừng bung nở. Theo đồng bào các dân tộc Thái, Mông thì hiện tượng đào rừng nở sớm chỉ mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây.
Tại bản Son Bá Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước đào rừng nở thắm các bản làng, từ những gốc đào bên hiên nhà, đường đi, trên các vạt đồi… đào nở rộ như đã vào chính vụ, nhiều cây đào đã cho quả, lộc khắp các cành cây. Hàng trăm cây đào bung nở như mang mùa xuân sớm về với bản làng trong tiết trời lạnh giá.
Thầy Trịnh Văn Dũng, giáo viên trường phổ thông Cao Sơn, cho biết khoảng 3 năm trở lại đây, đào rừng thường nở rộ vào giữa tháng 11 và đầu tháng 12 âm lịch, nhiều cây đào ra hoa đến vài lần. “Đào nở sớm cũng có cái hay là những cây đào cổ thụ sẽ ít có người mua hơn, vì đến thời điểm gần đến Tết thì đào đã nở gần hết. Điều này sẽ giữ lại được vẻ đẹp đặc trưng của vùng cao” – thầy Dũng chia sẻ.
Trưởng bản Mười, xã Lũng Cao Ngân Văn Kim cho biết hiện tượng đào nở sớm ở bản vài năm trở lại đây có thể do thời tiết thay đổi.
Dưới đây là một số hình ảnh đào rừng khoe sắc được phóng viên báo Người Lao Động ghi lại ở các bản làng vùng cao tỉnh Thanh Hóa.
Từ những cây đào cổ thụ
Đào phai nở đẹp lung linh giữa nền trời xanh.
Đào nở thắm trường Phổ thông Cao Sơn.
Ở bản Son Bá Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước.
Các em nhỏ ở trường phổ thông cao sơn thích thủ ngắm hoa đào nở bên song cửa sổ.
Bà đưa cháu đi ngắm đào ở bản Mười, xã Lũng Cao
Đào rừng lung linh trong sương sớm.
Nhiều cây đào nở cách đây nửa tháng, giờ quả đã xum xuê.
Bình luận (0)