xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo phải gắn với thực tiễn

CA LINH - THỐT NỐT

Cần tổ chức lại, liên kết phân công hợp lý đào tạo trên cơ sở ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển theo từng ngành nghề cụ thể cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long

Sự “lệch pha” trong đào tạo ở đồng bẳng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua làm tốn sức người học, kinh phí gia đình nhưng con em họ ra trường lại không có việc làm hoặc làm việc không mong muốn. Các chuyên gia cho rằng cần có chiến lược, giải pháp cụ thể cho đào tạo nhân lực để ĐBSCL thoát khỏi vùng trũng về giáo dục, đào tạo.

Mạnh ai nấy làm

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thiếu việc làm không chỉ do đào tạo tràn lan, không gắn nhu cầu thực tiễn của các ngành nghề mà còn do chất lượng đào tạo thấp. Bộ GD-ĐT có chuẩn đầu ra nhưng lại giao cho các trường tự quyết mà không cần cơ quan độc lập giám sát về mặt chất lượng nên dẫn đến tình trạng trên.  “Ở nước ngoài được tự do mở trường ĐH nhưng nhà nước luôn siết chặt đầu ra chứ không phải như cái kiểu vô bao nhiêu thì cho ra hết bấy nhiêu. Tất cả đều phải sàng lọc kỹ qua kỳ thi cấp quốc gia. Họ kiểm soát được chất lượng chứ không phải như ở ta thả nổi, dẫn tới lãng phí đào tạo, hao tổn sức học, tốn tiền của gia đình trong khi cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ làm không được việc” - GS-TS Võ Tòng Xuân phân tích.

 

Đào tạo ngành cần gắn với nhu cầu thực tiễn thì mới dễ có việc làm Ảnh: NGỌC TRINH
Đào tạo ngành cần gắn với nhu cầu thực tiễn thì mới dễ có việc làm Ảnh: NGỌC TRINH

 

Cũng theo ông Xuân, ở ĐBSCL tồn tại một thực trạng là nhiều cán bộ quản lý muốn có chức vụ cao hơn phải chạy bằng cấp, gây trở ngại cho thu hút nhân tài. Ông dẫn chứng: “Có người vì ham chức quyền nên nhờ người khác làm thay để cho có cái bằng theo kiểu học giả nhưng có bằng thật. Chính vì vậy nên nhiều người có miệng mà như câm, có tai như điếc vì yếu về ngoại ngữ khi tiếp xúc với người nước ngoài”.

Hàng chục năm nay, ở ĐBSCL cũng như các vùng miền khác, giữa đào tạo và sử dụng nhân lực luôn có một khoảng cách lớn. Nhà đào tạo và nhà tuyển dụng xuôi chiều theo hai bên bờ sông, không có cầu để bắc qua. Hệ quả là sinh viên ra trường khó khăn tìm việc, người tốt nghiệp loại giỏi không làm được việc, không được doanh nghiệp trọng dụng. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn mà dù thời gian qua, tập trung triển khai hàng loạt chính sách về phát triển giáo dục nhưng các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa tháo gỡ được.

Sự phân chia ranh giới này dẫn đến hiện tượng sử dụng nhân lực không hợp lý, giữa các ngành nghề, đặc biệc là ngành nông nghiệp. “Chúng ta không thể nào chấp nhận việc giám đốc HTX nông nghiệp có trình độ văn hóa lớp 2, lớp 3 được. Ở đây, ông chủ đất chỉ tham gia vào hội đồng quản trị, còn ban quản trị phải do những người tốt nghiệp ĐH. Nếu cứ để ông nông dân làm từ A đến Z thì sinh viên ngành nông nghiệp đâu còn “đất” để nghiên cứu, thực tập” - GS-TS Võ Tòng Xuân nói thêm.

Tổ chức lại đào tạo

Để khắc phục sự lệch pha trong đào tạo - sử dụng nhân lực, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cho rằng phải tổ chức khảo sát, nghiên cứu hệ thống đào tạo, đặc biệt là hệ thống trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề để tổ chức lại, liên kết phân công hợp lý đào tạo trên cơ sở ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển theo từng ngành nghề cụ thể cho vùng ĐBSCL. Từ đó, tiến đến chuẩn hóa chất lượng về trình độ công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và công nghiệp cơ khí.

Trong định hướng phát triển kinh tế vùng ĐBSCL những năm tới, các tỉnh ĐBSCL xác minh tập trung đầu tư nhân lực để khai thác tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, cho biết tỉnh này đang vạch ra hướng đi rất cụ thể. Trên thực tế, Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện nay, hơn 70% lãnh đạo các HTX trong toàn tỉnh chưa qua trường lớp đào tạo. Trong khuôn khổ đề án, sở đã đề xuất và mở 1 lớp đào tạo cán bộ với chức danh phó giám đốc HTX với 50 người. Hiện những cán bộ này đã tốt nghiệp và được phân công về các HTX để thử việc trong 3 năm. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp còn cử thêm 15 cán bộ của đơn vị về hỗ trợ cho các HTX ở nhiều lĩnh vực. Theo ông Công, bằng những dự án cụ thể mới có thể phát huy cao hiệu quả đào tạo, sử dụng nhân lực cho phát triển kinh tế.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, các địa phương muốn thu hút nhân tài phải có chiến lược, dự án cụ thể làm đến nơi đến chốn chứ không hô hào, bỏ lỡ giữa chừng như “Chương trình Mekong 1.000”. Ông chia sẻ kinh nghiệm: Ở giai đoạn đầu là mời các chuyên gia đến xây dựng dự án rồi sau đó xét thấy ai có năng lực nổi trội và tâm quyết thì cấp nhà, cấp lương để họ yên tâm mà trụ lại. Tỉnh nào muốn phát triển ngành này hay ngành kia thì không chọn người theo lối cũ vì phải là cán bộ nguồn. Chúng ta đào tạo hay thu hút nhân tài thì không thể nói một cách chung chung được mà phải có địa chỉ, có việc làm.

 

Đừng học để “bằng chị, bằng em”

Ông Nguyễn Quốc Vững, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên TP Cần Thơ, cho rằng việc mất cân đối, thừa thiếu nhân lực giữa các ngành nghề một phần do đào tạo nhưng cũng phải nhìn nhận là do xu hướng chạy theo bằng cấp, thích làm thầy hơn thợ của người dân. Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình có tấm bằng đại học cho “bằng chị, bằng em” với con hàng xóm mà quên đi việc định hướng cho con học để làm gì. “Vì vậy, các tổ chức khuyến học, khuyến tài ở địa phương không chỉ vận động người dân đi học mà còn phải chú trọng định hướng học có mục tiêu để ra trường có việc làm phù hợp” - ông Vững nhấn mạnh.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo