xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Đất thép” đổi thịt thay da

Bài và ảnh: Gia Minh

Củ Chi hôm nay có những tuyến đường rộng rãi, nhà cửa khang trang, ruộng vườn tươi tốt. Cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt sau 6 năm xây dựng nông thôn mới

Củ Chi là huyện đầu tiên của TP HCM đạt chuẩn nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Giờ đây, diện mạo “vùng đất thép” đang đổi thay từng ngày.

Hợp lòng dân nên ai cũng hưởng ứng

Từ kết quả xây dựng nông thôn mới ở 2 xã thí điểm là Tân Thông Hội và Thái Mỹ, huyện Củ Chi đã nhân rộng đề án nông thôn mới trên địa bàn 18 xã còn lại. Đến nay, toàn bộ 20/20 xã của huyện đều đạt 19 tiêu chí đề ra của chương trình xây dựng nông thôn mới. Diện mạo Củ Chi đã thay đổi vượt bậc: Tổng số hộ nghèo chỉ còn 3,75%; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm.

Mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Thanh Bình (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) phát triển mạnh nhờ xây dựng nông thôn mới
Mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Thanh Bình (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) phát triển mạnh nhờ xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình triển khai, huyện đặc biệt chú trọng đến xây dựng hạ tầng nông thôn trên cơ sở quy hoạch hài hòa giữa đô thị và nông thôn nhưng vẫn giữ bản sắc làng quê.

Để thực hiện tiêu chí này, lãnh đạo huyện chỉ đạo các xã lấy ý kiến người dân, lựa chọn những khu vực làm đường mới, nâng cấp, sửa chữa theo trình tự khoa học, đồng thời tích cực vận động người dân hiến đất, đóng góp vật liệu để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi.

Cuộc sống người dân Củ Chi hôm nay đã khác hẳn bởi trước đây vốn là địa phương có hạ tầng nông thôn yếu kém, giờ diện mạo đã đổi thay rõ rệt với những tuyến đường liên ấp, liên xã được đổ bê-tông, thông thoáng; những mái nhà, trường học xây dựng khang trang; hệ thống thủy lợi nội đồng, cống thoát nước được cải tạo… Không còn quan niệm “tấc đất tấc vàng”, nhiều người dân ở Củ Chi đã tự nguyện tháo dỡ tường rào, lùi các công trình xây dựng để hiến đất làm đường giao thông, trường học...

Là người trực tiếp đi vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ông Nguyễn Văn Đệp - Bí thư Chi bộ ấp Ba Sa, xã Phước Hiệp - đã tự nguyện hiến gần 400 m2 đất của gia đình để địa phương làm đường mới. Dù diện tích đất nông nghiệp của gia đình ông Đệp không nhiều nhưng cả mặt trước và sau của mảnh vườn đều được hiến cho xã. Ông Đệp chia sẻ: “Nếu ai cũng nghĩ đến lợi ích cá nhân thì không thể phát triển được địa phương mình. Chỉ là lùi vô cái cổng, một đoạn tường rào nhưng có đường để đi thì tôi nghĩ ai cũng sẽ hành động như vậy”. Từ tấm gương của ông Đệp, hơn 300 hộ dân trên địa bàn xã Phước Hiệp cũng tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông, xây công trình phúc lợi với tổng diện tích hơn 9 ha.

“Trước đây, đường lầy lội mỗi khi trời mưa khiến việc đi lại rất khổ sở. Từ khi có đường mới, việc đi lại của bà con thuận tiện hơn, ai cũng mừng” - ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng ấp Ba Sa, hồ hởi. Ông Minh cho biết nhờ xây dựng nông thôn mới mà hiện ấp Ba Sa đã giảm nghèo. Nếu so với năm 2013, ấp có 41 hộ nghèo thì bây giờ chỉ còn 5 hộ. Trường học trước đây xây bằng vách đất nhưng giờ cũng đã khang trang. Chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân nên ai cũng hưởng ứng.

Phát triển bền vững

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết người dân chính là chủ thể, có vai trò đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới. Suốt quá trình thực hiện, các chủ trương đưa ra đều được người dân hưởng ứng, đồng lòng. “Những thành quả của hôm nay đều do người dân cùng chung tay xây dựng. Cái nghĩa, cái tình, lòng kiên định đã thấm nhuần trong mỗi con người Củ Chi nên những thứ đã đạt được sẽ không mất đi mà luôn phát triển bền vững” - ông Phú nhấn mạnh.

Theo ông Phú, để giữ vững những thành quả đạt được, huyện cần tiếp tục xây dựng bộ máy chính trị vững mạnh, an ninh - trật tự xã hội ổn định; đồng thời tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Đảng viên gương mẫu là nòng cốt cho các phong trào mang tính chất lan tỏa, ảnh hưởng tích cực đến người dân. Từ đó, người dân tin tưởng, chủ động tham gia vào từng việc trong xây dựng, phát triển nông thôn mới.

Ông Phú cũng bày tỏ lo ngại khi xây dựng nông thôn có thể làm thay đổi văn hóa vốn có của huyện cũng như tác động xấu đến môi trường. “Để giữ vững văn hóa, huyện sẽ tăng cường các chủ trương thắt chặt nghĩa tình xóm giềng. Trong đó, mục tiêu chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, quản lý chặt vấn đề bảo vệ môi trường” - ông Phú nói.

Nâng cao chất lượng sống

Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, huyện Củ Chi sẽ tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu nâng cao chất lượng sống của người dân, đặc biệt là thu nhập năm sau tăng 15% so với năm trước. Công tác quy hoạch phải xác định được vị trí, vai trò, định hướng phát triển theo tổng thể không gian kinh tế - xã hội của TP; đồng thời, đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo