xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đáu Fansipan

Nguyễn Văn Mỹ

Cộng đồng mạng Việt Nam đang tích cực hưởng ứng lời cầu cứu của bà Lisa Shaw Webb, đề nghị giúp tìm kiếm cháu ruột là anh Aiden Webb, được cho là mất tích khi đang leo núi Fansipan từ ngày 2-6-2016.

Hôm 6-6, các ông Traver Webb và David Webb, là cha và chú của nạn nhân, cũng đã bay sang Việt Nam. Aiden Webb (22 tuổi, quốc tịch Anh) vừa tốt nghiệp ngành Kịch nói thuộc ĐH Anglia Ruskin (Cambridge, Anh); cá tính mạnh mẽ, ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm; đã đến thăm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam... và dự kiến sẽ quay trở lại Anh vào giữa tháng 7-2016…

Trước đó, hôm 29-5, Aiden còn đăng hình leo vách núi bằng tay không trên Facebook và viết: “Khi leo xuống, dân địa phương coi tôi như người nổi tiếng vậy. Họ gọi tôi là kẻ điên, người nhện..., sau đó ôm và bắt tay tôi, rồi mời thuốc lá, nước ngọt”. Nguồn tin từ gia đình cho biết ngày 2-6, Aiden bị ngã, chấn thương và mất tích. Nhìn tấm ảnh, cứ tưởng đó là vận động viên chuyên nghiệp đang leo vách núi với thiết bị chuyên dùng! Tự leo núi kiểu đó là chuốc họa vào thân, nhẹ thì làm phiền gia đình, nặng thì liên lụy cả cộng đồng.

Trước đây, Phạm Ngọc Ánh (20 tuổi), sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghệ Hà Nội, cũng leo núi một mình và mất tích từ ngày 12-7-2013, đến nay vẫn biệt tin tức. Khoan vội trách các bạn trẻ bồng bột dù đã ngoài 20. Điều khó hiểu là bất cứ ai leo núi Fansipan thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên đều phải được phép hoặc mua vé (trừ nhân viên vườn, kiểm lâm và… lâm tặc). Đi đoàn do các công ty lữ hành tổ chức thì phải có cả hướng dẫn viên lẫn porter (khuân vác). Nếu đi lẻ thì cũng phải gom khách rồi hướng dẫn chứ không thể để khách tự đi. Không thể đẩy trách nhiệm cho rừng quá rộng, không quản lý xuể. Đối với cả 2 trường hợp mất tích kể trên, ban quản lý vườn đều không biết là khách của mình nói chi việc đóng bảo hiểm hoặc trực cứu hộ.

Kinabalu (bang Sabah, Malaysia) được xem là nóc nhà ASEAN, cao 4.101 m (hơn Fansipan gần 1.000 m), được tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp. Mỗi ngày, nơi đây chỉ cho phép tối đa 120 người leo núi. Trong khi đó, Fansipan có ngày cao điểm lên đến 1.000 người. Để leo núi Kinabalu, du khách phải có giấy kiểm tra sức khỏe, tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của ban quản lý, từ việc nghỉ dọc đường, bãi chụp ảnh, chỗ ăn - ngủ - nghỉ đến các trang thiết bị và y tế, cứu hộ. Lộ trình bắt buộc là 2 ngày 1 đêm. Không có chuyện “tự vào, tự leo và tự mất tích”. Tất cả khách đều phải đăng ký trước, có khi cả tháng, để ban quản lý sắp xếp. Hoàn tất cuộc chơi, mọi người đều có huy hiệu và giấy chứng nhận trang trọng.

So sánh như thế để thấy Fansipan của ta dù không hoành tráng bằng nhưng tổ chức khai thác chưa tốt, dịch vụ thì kém xa mà lại hiểm nguy, khó kiểm soát…

Fansipan bây giờ, sau khi có cáp treo, người leo núi giảm hẳn, đường đi bộ càng khó khăn hơn, hướng dẫn và porter chuyển nghề nên hành trình càng vất vả và nguy hiểm. Trường hợp của Aiden một lần nữa buộc các nhà quản lý phải xem lại cách làm của mình. Hy vọng đây sẽ là người mất tích cuối cùng, không chỉ ở Fansipan mà còn ở các địa danh hiểm trở khác tại Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo